Tin tức  Tin tức chung 06:08:22 Ngày 17/04/2024 GMT+7
Chương trình Tây Bắc tại tỉnh Hòa Bình: một mô hình thành công của sự phối hợp hiệu quả
Một mô hình thành công cần sự phối hợp hiệu quả từ nhà khoa học, nhà đầu tư và nhà chính trị, đó là nhận định của Trưởng đoàn kiểm tra GS.TSKH Vũ Minh Giang – Ban Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc trong đợt công tác kiểm tra, đánh giá thực địa mô hình của đề tài “Nghiên cứu giải pháp khoa học và công nghệ, xây dựng mô hình phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho phát triển bền vững du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình” (đề tài thuộc chương trình Khoa học Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2013 - 2018, Khoa học công nghệ phát triển bền vững vùng Tây Bắc) vào ngày 10/5/2019 vừa qua tại tỉnh Hòa Bình.

Đoàn công tác làm việc tại bảo tàng Tiền sử tại huyện Kim Bôi, Hòa Bình

Cùng tham dự đoàn kiểm tra, đánh giá đề tài có lãnh đạo Văn phòng Chương trình Tây Bắc, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN cơ quan chủ trì đề tài, Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở KH&CN tỉnh Hòa Bình, chủ nhiệm đề tài và đại diện Doanh nghiệp tham gia thực hiện đề tài.

Tại buổi làm việc, chủ nhiệm đề tài TS. Hoàng Thị Thu Hương,Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, báo cáo tiến độ của đề tài. Sau gần 2 năm triển khai nghiên cứu, đề tài hoàn thành khảo sát đánh giá sơ bộ giá trị di sản tự nhiên và văn hóa tại khu vực lòng hồ Hòa Bình; Xây dựng được một số mô hình thực tế và lý thuyết theo liên kết du lịch chuỗi, mô hình khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại Đảo Sung, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; mô hình du lịch cộng đồng tại Xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Chủ nhiệm đề tài cho biết, nhóm các nhà khoa học đã kết hợp với chính quyền và doanh nghiệp địa phương trong công tác nghiên cứu về lý thuyết nhằm gắn với việc triển khai thực tiễn để có đánh giá phù hợp với du lịch lòng hồ Hòa Bình.

Ông Vũ Duy Bổng đại diện Doanh nghiệp tại Hòa Bình chia sẻ thực tiễn doanh nghiệp cần cùng các nhà khoa học ĐHQGHN

Đại diện Doanh nghiệp Du lịch Hòa Bình, ông Vũ Duy Bổng đánh giá cao tính hiệu quả sáng tạo của các nhà khoa học đến từ ĐHQGHN giúp doanh nghiệp hoàn thiện căn cứ khoa học cho dự án du lịch.

Việc hợp lực giữa nhà đầu tư là doanh nghiệp, kết hợp các luận chứng khoa học từ các nhà khoa học ĐHQGHN sẽ là giải pháp xây dựng ngành du lịch ngày càng phát triển bền vững, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới du ngoạn tại Hòa Bình.

GS.TSKH Vũ Minh Giang khẳng định, dịp khảo sát, đánh giá lần này sẽ giúp nhóm các nhà khoa học của đề tài lượng hóa được thông tin. Các kiến nghị, giải pháp đề xuất của nhóm tác giả, doanh nghiệp làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, quy hoạch, hoàn thiện đề tài để đề tài được góp phần giúp cho các doanh nghiệp đã và đang xây dựng dự án du lịch, một mô hình phát triển bền vững.

GS.TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh, các sản phẩm của đề tài sau khi được chuyển giao là sản phẩm không hàn lâm, không duy ý chí, tự phát mà cần lô gic, gắn với thực tiễn sinh động.

Cùng ngày, đoàn công tác đã đến khảo sát Bảo tàng Tiền sử tại huyện Kim Bôi, khảo sát các điểm du lịch trong đề tài như: Xóm Ngòi và Đảo Sung.

Đề tài "nghiên cứu giải pháp khoa học và công nghệ, xây dựng mô hình phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho phát triển bền vững du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình" do TS.Nguyễn Thu Hương, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN làm chủ nhiệm và Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển là cơ quan chủ trì thực hiện các sản phẩm chính như sau:

i) Báo cáo đánh giá tổng thể và xác định các nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, nhân văn và tổ chức không gian phát triển du lịch gắn với các di sản văn hóa lịch sử, dân cư - dân tộc ở vùng lòng hồ Hòa Bình;

ii) Báo cáo đánh giá tổng thể các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tổ chức không gian phát triển du lịch gắn với các di sản thiên nhiên đặc hữu vùng lòng hồ Hòa Bình; iii) Báo cáo đánh giá hiện trạng các hoạt động du lịch trên lòng hồ Hòa Bình: hiện trạng nguồn lực, tổ chức lãnh thổ, nguồn khách, cơ sở hạ tầng, sức tải phục vụ du lịch;

 iv) Báo cáo đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình: dự báo phát triển, dự báo xu thế xung đột trong sử dụng tài nguyên; v) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động du lịch hiện tại và các hoạt động du lịch tiềm năng tại khu vực lòng hồ Hòa Bình;

vi) Bộ cơ sở dữ liệu không gian GIS và bản đồ về không gian văn hóa lịch sử và cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên sinh vất và địa chất vùng lòng hồ, dữ liệu GIS về cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng hình ảnh lòng hồ trước và sau khi có đập thủy điện từ tư liệu ảnh viễn thám;

vii) Bộ quy tắc phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh môi trường nguồn nước khu vực lòng hồ với sự tham gia của các bên liên quan: chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư;

viii) Mô hình phát triển du lịch gắn với sinh kế cộng đồng đảm bảo yêu cầu/quyền lợi của nhà đầu tư, lợi ích quốc gia: mô hình phát triển du lịch với sự tham gia của cộng đồng dân cư dân tộc Mường tại vịnh Ngòi Hoa, hồ Hòa Bình;

ix) Đề xuất phát triển các sản phẩm du lịch tiềm năng (xây dựng tour, tuyến, điểm đến, đầu tư xây dựng các mô hình bảo tàng chuyên đề: bảo tàng tiền sử Hòa Bình, bảo tàng thủy điện, bảo tàng cộng đồng,…) dựa trên cơ sở các nghiên cứu sâu về giá trị văn hóa, lịch sử và giá trị tài nguyên thiên nhiên đặc hữu và nguồn lực của địa phương (có cam kết đầu tư và triển khai ứng dụng của doanh nghiệp du lịch địa phương).

Kết quả đề tài đáp ứng các yêu cầu khoa học đã đặt ra sẽ có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt đối với việc phát triển du lịch trên lòng hồ thủy điện: Đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút đầu tư, tăng thu nhập của doanh nghiệp, nâng cao mức sống dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội. Địa bàn nghiên cứu có ý nghĩa chiến lược trọng yếu về cả kinh tế xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng đối với cả nước; Thông qua việc xây dựng các mô hình, các giải pháp phát triển bền vững, bộ quy tắc và hướng dẫn phát triển du lịch vùng lòng hồ sẽ góp phần khai thác có hiệu quả, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch đảm bảo an ninh môi trường và an ninh quốc phòng.  Phát triển du lịch bền vững, kết hợp tốt giữa phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa, hạn chế được những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội đồng thời các sản phẩm của đề tài sẽ góp phần cung cấp các luận cứ khoa học và công nghệ cho tỉnh Hòa Bình phục vụ "Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035".

>>>Các tin bài liên quan

Chương trình Tây Bắc: Ứng dụng công nghệ Nano trong canh tác cây ngô tại tỉnh Sơn La

Hội thảo khoa học về các giải pháp công nghệ và quản lý trong thu trữ, xử lý nước mưa, nước mặt phục vụ dân sinh vùng Tây Bắc

Thông tin về Chương trình KH&CN cấp Nhà nước Phát triển bền vững vùng Tây bắc

Chương trình Tây Bắc: Nhiều đề tài triển khai tại Lào Cai có tác động tốt đến hoạch định chính chính sách của tỉnh

Chương trình Tây Bắc: Ứng dụng công nghệ lấy nước kiểu ngầm cho tỉnh Lào Cai

Chương trình Tây Bắc: Cây Macca và những triển vọng chế biến sâu

 

 

 

 

 

 Thùy Dương - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC