Sinh viên  Giảng đường - Cuộc sống 05:00:36 Ngày 19/04/2024 GMT+7
Đạo văn - trở trăn nỗi niềm
Trong giới sinh viên ngày nay, việc đạo văn đã trở thành hiện tượng đáng báo động, từ sinh viên năm thứ nhất đến sinh viên năm cuối thì việc copy bài lẫn nhau hay “xin” bài trên mạng về không trích nguồn để nộp cho giảng viên. đối với họ nộp xong bài là “thoát nạn” nhưng hậu quả để lại không ai lường trước được.
 
Số sinh viên này tự bào chữa rằng: trên các mạng thông tin đại chúng đã đưa ra một số lãnh đạo có vị có học hàm cũng đã đạo văn hay làm bằng cấp giả để lên chức. Một cử nhân kinh tế sau khi tốt nghiệp thi đậu trở thành giảng viên ở một trường đại học trên vùng cao thì lại lấy nguyên giáo trình của cô giáo mình thay tên mình là tác giả để dạy cho lớp sinh viên tiếp theo. Vậy thì đám sinh viên “tép riu” như tụi mình không “chôm” lại thì kể cũng uổng phí.
Lý luận như vậy quả là một kiểu nghĩ tiêu cực và sai lầm! Cái nhận thức sai lầm ấy đã và đang làm thui chột bao nhiêu sáng tạo và gây hậu quả nghiêm trọng cho các bạn như bị điểm 0 hoặc phải lưu ban. điển hình như trường hợp một người bạn của tôi học Trường đH Công đoàn phải thực hiện một bài tập nhưng lại copy y nguyên văn bản của một tác giả khác trên mạng internet và kết quả là chịu điểm liệt rồi không ít trường hợp các bạn khác trong lớp cũng “mượn tạm” ý tưởng và câu văn của người khác mà bị giảng viên trừ điểm, phê bình. Nếu mỗi người đều tự ý thức và trung thực thì đâu có đến nỗi như thế? Một anh khóa trước làm luận văn tốt nghiệp, nhưng trong luận văn thì lại sao chép đến mười trang luận văn của một tiến sĩ ở Trường đH Sư phạm Hà Nội và hậu quả là luận văn của bạn ấy không được chấp nhận mặc dù bạn ấy đã ra trường.
điều đó cho thấy, việc đạo văn thật nguy hiểm vì không những vi phạm luật sở hữu trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến tương lai. Thiết nghĩ việc xử phạt tội đạo văn phải nghiêm khắc hơn nữa nhằm tạo môi trường tri thức lành mạnh, trung thực. Nhân cách của mỗi sinh viên phải rèn luyện hàng ngày, hàng giờ. đã là thế hệ trẻ thì cần phải nghiêm khắc với bản thân mình hơn nữa. Bởi không nó sẽ trở thành thói quen và gây ra sự “truyền nhiễm” chất lượng học đường sẽ đi về đâu? Phẩm chất của người trí thức có còn được kính nể không?
Trong tương lai, sinh viên sẽ là lực lượng tri thức trẻ góp phần vào sự phát triển của đất nước. Nhưng nếu cái ý nghĩ “của chùa mà không xài thì tiếc” mãi còn bám dính vào ý nghĩ của những thanh niên tiêu cực thì xã hội này sẽ thế nào? Thành quả bao giờ cũng có đầy mồ hôi và công sức do lao động trí óc và ai cũng mong rằng thành quả của mình được công nhận và được trân trọng. Nếu cứ mãi đạo văn lẫn nhau thì sức sáng tạo của con người có còn được phát huy không? Có còn đảm bảo công bằng xã hội không? Tục ngữ có câu “Tài sản của người bằng mồ hôi nước mắt, ta nỡ nào lượm lặt về mình”. Thế nên ,rất mong những trí thức chúng ta nên tự ý thức về hành động của chính mình. đừng vì lợi ích ảo của bản thân mà “giẫm đạp” lên công lao của người khác để mất đi lòng kính trọng, sự tin tưởng của bạn bè đồng nghiệp.
 
 Minh An - Bản tin số 243, tháng 5/2011
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC