Tin tức  Thông báo  Sau đại học 21:31:59 Ngày 20/04/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Ngô Văn Hiệp
Tên đề tài: Hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam

1. Họ và tên: Ngô Văn Hiệp                                2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 17/12/1972                                    4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4643/QÐ-ÐHQGHN ngày 20/12/2013 của Giám đốc Ðại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định kéo dài thời gian học tập số: 114/QĐ- ĐHQGHN ngày 16/01/2017 và Quyết định kéo dài thời gian học tập số: 122/QĐ- ĐHQGHN ngày 09/01/2018 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Quyết định trả về địa phương số: 2010/QĐ-KL ngày 28/12/2018 của Chủ nhiệm Khoa Luật.

7. Tên đề tài luận án: Hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam

8. Chuyên ngành: Luật Kinh tế                           9. Mã số: 9380101.05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Ngọc Cường và PGS.TS. Doãn Hồng Nhung

11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:

Mục đích nghiên cứu mà Luận án hướng tới là xây dựng cơ sở lý luận về hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập; đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam. Để thực hiện mục đích đó, Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập trên thế giới và ở Việt Nam; thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích; tổng hợp; so sánh; thống kê; lịch sử; luật học so sánh…

So với một số công trình nghiên cứu trước đó có liên quan thì Luận án đã có một số đóng góp mới về mặt khoa học như sau:

Một là, Luận án đã thực hiện việc tổng quan và đánh giá khá đầy đủ, chi tiết về tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến đề tài Luận án, từ đó chỉ ra các vấn đề, luận điểm mà Luận án cần tiếp tục triển khai nghiên cứu và các vấn đề này được làm rõ trong phạm vi và nội dung nghiên cứu của Luận án;

Hai là, từ những cách tiếp cập khác nhau về khái niệm, đặc điểm…hợp đồng gia nhập của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó, Luận án xây dựng mô hình lý luận về hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập bằng việc xây dựng khái niệm hợp đồng gia nhập có tính chất khái quát, phản ánh những đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này, qua đó làm rõ bản chất pháp lý của hợp đồng cũng như phân loại các loại hợp đồng gia nhập hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu các học thuyết kinh tế và học thuyết pháp lý, Luận án phân tích nền tảng triết lý của việc nhà nước cần phải kiểm soát việc giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập bằng pháp luật; làm rõ căn nguyên của việc nhà nước can thiệp bằng pháp luật để điều chỉnh hợp đồng gia nhập theo hướng bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng nhưng vẫn không phá vỡ nguyên tắc tự do hợp đồng. Từ đó, Luận án xác định các nội dung mà pháp luật hợp đồng gia nhập cần phải được hoàn thiện để bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng, cân bằng lợi ích của các bên giao kết hợp đồng.

Ba là, Luận án là công trình nghiên cứu đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện về thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam dưới giác độ nội dung các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập hiện nay, từ đó chỉ ra những tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật hợp đồng gia nhập hiện hành cũng như thực tiễn thi hành pháp luật ở một số lĩnh vực cụ thể.

Bốn là, Luận án đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam nhằm tương thích với môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng và mở rộng, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế. Những giải pháp cụ thể bao gồm: Hoàn thiện các qui định về hợp đồng gia nhập; hoàn thiện các qui định về kiểm soát hợp đồng gia nhập; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Những kết quả nghiên cứu, kết luận, đề xuất của Luận án còn có ý nghĩa là cơ sở để các nhà lập pháp lựa chọn, áp dụng trong việc pháp điển hóa các văn bản pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Không

14. Các công trình công bố liên quan đến Luận án:

- Ngô Văn Hiệp (2014), “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hà Nội, số 02 tháng 4/2014, tr. 44-47.

- Ngô Văn Hiệp (2016), “Sự thỏa thuận trong giao kết hợp đồng gia nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Hà Nội, số 13 (317) tháng 7/2016, tr. 25-28,51.

- Ngô Văn Hiệp (2016), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Hà Nội, số 4 (289) tháng 4/2016, tr. 32 - 37.

 Phương Thảo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC