Tin tức  Thông báo  Sau đại học 19:15:43 Ngày 16/04/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Huệ
Tên đề tài: Pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Huệ                                         2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/03/1987                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 5385/QĐ-ĐHQGHN ngày 31/12/2015 của Giám đốc ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định kéo dài thời gian học tập số 107/QĐ-ĐHQGHN ngày 14/01/2019 và Quyết định kéo dài thời gian học tập số 183/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2020 của Giám đốc ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận án: Pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

8. Chuyên ngành: Luật Kinh tế                                       9. Mã số: 9380101.05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hữu Nghị

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Mục đích nghiên cứu: Luận án hướng đến mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về thuế BVMT và pháp luật thuế bảo vệ môi trường; Quy định pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay; Thực tiễn thực hiện pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án thực hiện trên cơ sở kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, kết hợp cùng các phương pháp thu thập thông tin như phỏng vấn sâu, quan sát; thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp.

Kết quả chính và những điểm mới của luận án: Chương 2 phân tích lý luận về thuế BVMT và pháp luật thuế BVMT, trong đó mục 2.1.1, NCS đưa ra một số định nghĩa mới (CCKT, thuế môi trường và thuế BVMT); mục 3.2 chỉ ra một số hạn chế mới của pháp luật thuế BVMT: sự thiếu thống nhất trong quy định về đối tượng chịu thuế BVMT; hạn chế của việc thiếu quy định về chủ thể chịu thuế BVMT; hạn chế của quy định về nguyên tắc điều chỉnh thuế suất, quản lý, sử dụng tiền thu từ thuế và thủ tục hoàn thuế BVMT. Thực tiễn thực hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam giai đoạn từ 2012 đến nay được phân tích, luận giải rõ ràng hơn tại mục 3.3, trong đó có một số điểm mới: Khó khăn khi xác định đối tượng chịu thuế BVMT; việc điều chỉnh thuế suất chưa hướng đến mục tiêu BVMT và thiếu tính kế hoạch; việc quản lý, sử dụng tiền thu còn những điểm chưa rõ ràng; tình trạng bỏ lọt hành vi vi phạm vẫn còn diễn ra. Mục 4.2.1 đề xuất một số giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định còn chưa phù hợp của pháp luật thuế BVMT như: bổ sung quy định về chủ thể chịu thuế BVMT, quy định về quản lý, sử dụng tiền thu từ thuế, quy định phương thức tính thuế với các hàng hóa chịu thuế ở dạng hỗn hợp; đưa các loại thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi đối tượng chịu thuế BVMT và thay thế bằng một số loại hàng hóa khác; điều chỉnh tên gọi và ban hành nghị định mới để bảo đảm sự tương thích với danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu… Mục 4.2.2 đề xuất một số giải pháp thay đổi nhận thức của các cơ quan quản lý về pháp luật thuế BVMT và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các hàng hóa, dịch vụ thay thế cho các đối tượng chịu thuế để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam.

Kết luận: Việc ban hành, thực hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu thế tăng cường áp dụng công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường hiện nay. Sau gần mười năm, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng thực tế cho thấy lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật thuế BVMT vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Do đó việc tìm kiếm giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế BVMT là rất cần thiết để có thể phát huy những lợi ích đa chiều của thuế BVMT – một trong những công cụ kinh tế quan trọng để quản lý, BVMT.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có giá trị tham khảo đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật môi trường cũng như công tác hoàn thiện, sửa đổi pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam trong tương lai.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục hướng nghiên cứu về pháp luật BVMT của Việt Nam, đặc biệt tập trung vào mảng các công cụ kinh tế, quản lý chất thải, đánh giá tác động môi trường và giải quyết tranh chấp môi trường.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Thị Huệ (2016), “Quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, Chuyên san Luật học, (3), tr. 72-80.

2. Nguyễn Thị Huệ (2019), “Bất cập trong quy định pháp luật về căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10), tr.18-26.

3. Nguyễn Thị Huệ (2020), “Một số đề xuất góp phần hoàn thiện các quy định về công cụ kinh tế trong Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi)”, Tạp chí Môi trường, (3), tr. 32-35.

 Phương Thảo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC