Quy chế đào tạo
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Quy chế đào tạo  >  
Chương V - NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Điều 35. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt độngquan trọng, cần thiết trong quá trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạonăng lực sáng tạocủa sinh viên;
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được tổ chức dưới các hình thức sau:
- Tham gia câu lạc bộ khoa học sinh viên, xêmina chuyên đề khoa học, báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành;
- Tham gia khảo sát thực địa, thực nghiệm khoa học, thực hiện khóa luận, đồ án tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tế.
          Điều 36. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên
Công tác tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên được phân công như sau:
1. Cấp đơn vị đào tạo
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong nhiệm vụ năm học của đơn vị;
b) Triển khai nghiên cứu khoa học của sinh viên gắn với các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và các hoạt động khoa học khác của đơn vị. Tạo điều kiện để sinh viên từ năm thứ hai trở đi được tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên từ năm thứ 3 trở đi có thể trở thành thành viên của các nhóm nghiên cứu và tham gia thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ. Trong đề cương thuyết minh của đề tài nghiên cứu khoa học cần có dự trù tối thiểu là 15% phần kinh phí khoán chi của đề tài cho sinh viên có năng lực thực hiện một số nội dung của đề tài;
c) Tổ chức hội nghị khoa học sinh viên, đánh giá, xếp loại, khen thưởng công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên.
d) Thành lập các câu lạc bộ khoa học sinh viên, tổ chức xêmina chuyên đề khoa học, ...
2. Nhiệm vụ của giảng viên
Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học theo phân công của khoa trong kế hoạch giảng dạy hàng năm. Giảng viên hướng dẫn sinh viên năm thứ ba trở xuống thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học được tính tối đa 10 giờ chuẩn.
3. Cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
Tổ chức xét trao giải thưởng cho các công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Điều 37. Điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên
1. Điểm thưởng cho những công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải được cộng vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung tích lũy để làm căn cứ xét học bổng, xét chuyển tiếp vào học ở bậc sau đại học và các quyền lợi khác, không dùng để xếp loại học lực hoặc xác định hạng tốt nghiệp.
2. Mức điểm thưởng được quy định như sau:
a) Đạt giải thưởng cấp Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo:
                                      Giải nhất:                       0,20 điểm
                                      Giải nhì:                         0,15 điểm
                                      Giải ba:                          0,10 điểm
                                      Giải khuyến khích:          0,07 điểm
b) Đạt giải thưởng cấp đơn vị đào tạo:
                                      Giải nhất:                       0,10 điểm
                                      Giải nhì:                         0,07 điểm
                                      Giải ba:                          0,05 điểm
          Nếu công trình nghiên cứu khoa học do nhiều sinh viên cùng thực hiện thì điểm thưởng được chia đều cho số sinh viên cùng tham gia.
3. Nếu sinh viên đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học ở các cấp (đơn vị đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo...) thì chỉ được cộng điểm thưởng một lần ở mức giải cao nhất.
4. Công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên năm thứ ba trở xuống được coi một niên luận hoặc tiểu luận; được thay cho một môn học tự chọn có điều kiện thuộc khối kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ; được tích lũy vào kết quả học tập chung của học kỳ; được tính đến khi xét học bổng, xét học tiếp sau đại học và các quyền lợi khácnếu có đủ các điều kiện sau:
a) Được Hội đồng cấp khoa đánh giá cho điểm (quy về thang điểm 10) và quy định thay cho môn học nào trong chương trình đào tạo của ngành học; Nếu công trình nghiên cứu khoa học do nhiều sinh viên cùng thực hiện thì sinh viên được hưởng quyền lợi như nhau;
b) Sinh viên có nguyện vọng.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :