Chương trình đào tạo bậc đại học
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo bậc đại học  >  
Ngành Công nghệ Môi trường

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN

NGÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Về kiến thức

Trang bị cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ Môi trường những kiến thức cơ bản, cập nhật và hiện đại nhất về công nghệ môi trường nói chung và công nghệ xử lý chất thải nói riêng (nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn…) công nghệ giảm thiểu ô nhiễm, trang bị cho sinh viên phương pháp nghiên cứu, xử lý chất thải. Những kiến thức trang bị cho sinh viên đại học vừa mang tính hiện đại vừa có thể ứng dụng vào điều kiện của Việt Nam. Trang bị đầy đủ cho sinh viên kiến thức cơ bản về nguyên lý công nghệ, về các phương pháp xử lý chất thải đặc biệt chú ý đến các phương pháp sinh học. Ngoài ra, các đối tượng cần xử lý cụ thể cũng được quan tâm đúng mức.

1.2. Về kỹ năng

Trang bị cho sinh viên các phương pháp nghiên cứu chất thải, kỹ thuật phân tích, đánh giá công nghệ xử lý, kỹ thuật lựa chọn các phương pháp xử lý, kỹ năng điều tra, xử lý số liệu.

1.3. Về năng lực

Ngay trong quá trình đạo tạo và sau khi đào tạo sinh viên ngành Công nghệ Môi trường có thể tham gia đảm nhận được việc đề xuất các quá trình kiểm tra và tiến tới thiết kế hệ thống xử lý những nguồn thải cụ thể. Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ Môi trường có thể công tác tại các Viện, các trung tâm nghiên cứu Công nghệ Môi trường, giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng về môi trường, tư vấn các dự án được triển khai công nghệ xử lý chất thải, các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Phân tích, đánh giá, sơ bộ kiểm toán chất thải (đầu vào và đầu ra) các quá trình công nghệ, thiết kế quy trình công nghệ xử lý, áp dụng phương pháp xử lý thích hợp cho loại chất thải cụ thể với các loại hình sản xuất ở Việt Nam.

1.4. Về thái độ

Đào tạo cử nhân Công nghệ môi trường có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ tốt, nắm vững kiến thức hiện đại về tài nguyên môi trường phục vụ sự phát triển bền vững Đất nước.

 

 

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 135 tín chỉ, trong đó

- Khối kiến thức chung:                                                  30 tín chỉ

(Không tính các môn học GDTC và GDQP-AN)

- Khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn:                    02 tín chỉ

+ Tự chọn:                                 02/08 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành:                 26 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ sở ngành:                                          60 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                     48 tín chỉ

+ Tự chọn:                                 12/16 tín chỉ

- Khối kiến thức chuyên ngành:                                       10 tín chỉ

+ Tự chọn:                                      10 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp:                                                  07 tín chỉ

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 

III. Các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học giảng dạy tại khoa:

GS.TS Phạm Ngọc Hồ, GS.TS Lê Văn Khoa, GS.TS Lê Trọng Cúc, GS.TSKH Trần Kông Tấu, GS.TSKH Phan Nguyên Hồng, GS.TSKH Nguyễn Cẩn, PGS.TS Vũ Quyết Thắng, PGS.TS Trịnh Thị Thanh, PGS.TS Trần Khắc Hiệp, PGS.TS Trần Cẩm Vân, PGS.TS Nguyễn Xuân Cự, PGS.TS Nguyễn Văn Hoàng, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Loan, PGS.TS Nguyễn Đình Hoè, PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam, PGS.TS Ngô Xuân Bình, PGS.TS Lưu Đức Hải, PGS.TS Lê Thị Hiền Thảo, PGS.TS Lê Đức, PGS.TS Hoàng Xuân Cơ, PGS.TS Đỗ Quang Huy, TSKH. Nguyễn Xuân Hải.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :