Chương trình đào tạo bậc đại học
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo bậc đại học  >  
Ngành Cơ học kỹ thuật

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN

NGÀNH CƠ HỌC KỸ THUẬT

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Về kiến thức

Sinh viên sẽ được học các môn học thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức xã hội và nhân văn, khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành, các môn học cơ sở ngành Cơ học kỹ thuật, cuối cùng là các môn học thuộc các chuyên ngành Cơ học thủy khí công nghiệp và môi trường, Cơ học kỹ thuật biển, Cơ điện tử và Công nghệ vũ trụ.

1.2. Về kỹ năng

Có khả năng tính toán, phân tích, thiết kế và cách thức phối hợp các phương pháp lý thuyết và kỹ thuật hiện đại trong hoạt động thực tiễn; có khả năng tiếp thu và phát triển kiến thức trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới.

1.3. Về năng lực

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Cơ học kỹ thuật phương pháp tư duy khoa học và hệ thống, có năng lực vận dụng tổng hợp các kiến thức vào thực tiễn, có khả năng sáng tạo và năng lực quản lý, có khả năng học lên các bậc học cao hơn, có khả năng làm việc độc lập trong các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất.

Đào tạo kỹ sư Cơ học kỹ thuật có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, thiết kế, sản xuất; giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, … có yêu cầu về kiến thức Cơ học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. 

1.4. Về thái độ

Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, say mê khoa học và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn.

Ngoài các mục tiêu chung, sinh viên được đào tạo với các mục tiêu bổ sung cho mỗi chuyên ngành:

a. Chuyên ngành Cơ học thủy khí công nghiệp và môi trường

Đào tạo các kỹ sư đạt trình độ tiên tiến, có kiến thức cơ bản về cơ học, toán học, vật lý, công nghệ thông tin và một số kiến thức về hoá học, sinh học; có khả năng sử dụng thành thạo kỹ thuật mô hình hoá (Vật lý hay Vật lý - Toán), tính toán, đánh giá, phân tích các quá trình thủy khí công nghiệp (chú trọng dầu khí, năng lượng), tính toán dự báo, giám sát ô nhiễm, nắm vững những đặc thù của một số quá trình công nghệ môi trường, sử dụng thành thạo các phương pháp mới của công nghệ thông tin liên quan.

b. Chuyên ngành Cơ học kỹ thuật biển

Đào tạo các kỹ sư đạt trình độ tiên tiến, kiến thức cơ học cơ bản, hiện đại, tổng hợp và thực tế về kỹ thuật biển, có khả năng ứng dụng các phương pháp hiện đại của CHKT biển trong tính toán cơ sở thiết kế, trong khai thác tài nguyên biển và các lĩnh vực liên quan.

c. Chuyên ngành Cơ điện tử

Đào tạo các kỹ sư có kiến thức cơ bản tốt, có kỹ năng thực hành cao, có khả năng nắm bắt các vấn đề kỹ thuật công nghệ luôn đổi mới, khả năng tổng hợp liên ngành để sáng tạo, thiết kế và chế tạo sản phẩm mới trong lĩnh vực này.

d. Chuyên ngành Công nghệ vũ trụ

Đào tạo các kỹ sư có kiến thức nền tảng về khí động lực học và đẩy, cơ học cấu trúc, cơ học bay, công nghệ vệ tinh, ... để triển khai chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 146 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung (Không tính các môn học GDTC và GDQP-AN)          33 tín chỉ

- Khối kiến thức xã hội và nhân văn:                                                      4 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành:                                              25 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ sở của ngành:                                                        51 tín chỉ

- Khối kiến thức chuyên ngành:                                                           26 tín chỉ

+ Bắt buộc:             22 tín chỉ

                   + Tự chọn:              4 tín chỉ           

- Đồ án tốt nghiệp:                                                                           07 tín chỉ

 

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :