Văn bản liên quan
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Văn bản liên quan  >  
Tổ chức quản lý hoạt động NCKH của SV

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên


QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CỦA SINH VIÊN TRONG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
(Theo quyết định số 219/ĐT - KHCK, ngày 08/10/1999 của giám đốc ĐHQGHN)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là hoạt động quan trọng và cần thiết của công tác đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là ở trường Đại học Quốc gia Hà nội. Văn bản này quy định về công tác NCKH của sinh viên trong ĐHQGHN

Điều 1: Hoạt động NCKH của sinh viên nhằm mục đích:

  1. Giúp sinh viên củng cố, tổng hợp và nâng cap kiến thức đã học và làm quen với các phương pháp tư duy và NCKH; tạo điều kiện để sinh viên đi sâu tím hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể mà chuyên môn đặt ra.
  2. Nâng cao chất lượng đào tạo và tự đạo tạo, phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ cho đất nước.
  3. Góp phần giải quyết một số vấn đề do thực tiễn đạt ra thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng.

Điều 2: Nội dung NCKH của sinh viên bao gồm:

  1. Nghiên cứu những vấn đề thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục.
  2. Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
  3. Tham gia thực hiện cá đề tài hoặc hợp đồng NCKG của bộ môn, khoa, trường, trung tâm, viện…

Chương II

HOẠT ĐỘNG NCKH VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SINH VIÊN

Điều 3: Hoạt động của sinh viên dưới các hình thức như: câu lạc bộ khoa học sinh viên, hộ thảo chuyên đề, xêmina khoa học, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học hàng năm của bộ môn, khoa, trường, viện, báo cáo tổng quan, thực nghiệm khoa học, thực hiện đề tài khoá luận tự chọn hay khoá luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học vào thực tiễn đều được coi là những hoạt động NCKH của sinh viên.

Điều 4: Các đề tài NCKH của sinh viên có thể là một phần nội dụng của đề tài NCKH các cấp do thầy giáo, cô giáo hoặc các nhà khoa học chủ trì, hoặc là các đề tài NCKH độc lập do từng sinh viên hoặc một nhóm sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo, của các nghiên cứu sinh và các nhà khoa học trong và ngoài ĐHQGHN.

Điều 5: Hàng năm Hiệu trưởng các trường đại học thuộc ĐHQGHN quy định một khoản kinh phí thích hợp để hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên thuộc đơn vị. Kinh phí này lấy từ các nguồn sau:

-          Kinh phí do nhà nước cấp cho các hoạt động đào tạo (bằng 1-2% kinh phí đào tạo hằng năm của trường).

-          Kinh phí do nhà nước cấp cho các hoạt động khoa học công nghệ thường xuyên của trường.

-          Kinh phí do kết quả của các hoạt động KHCN và lao động sản xuất của đơn vị trong trường tạo ra.

-          Kinh phí do các tổ chức, đoàn thể và cá nhân trong và ngoài nước ửng hộ…

Khi tiến hành NCKHcó nhu cầu sử dụng thiết bị máy móc, hoá chất, điện, nước, diện tích nhà và các phương tiện khác, sinh viên phải tuân theo quy định chung  của thủ trưởng đơn vị và nội quy phòng thí nghiệm.

Điều 6: Ban Khoa học – Công nghệ cí trách nhiệm tư vấn cho giám đốc ĐHQGHN quyết định những vấn đề về chủ trương, biện pháp tổ chức công tác NCKH của sinh viên theo đúng những chính sách và quy định của Nhà nước, tổ chức xét và trao giải thưởng “Sinh viên NCKH ở ĐHQGHN”

Ban đào tạo có trách nhiệm tư vấn cho giám đốc ĐHQGHN quyết định những vấn đề về chế độ, chính sách đối với NCKH của sinhn viên cho phù hợp với những quy định chung của Nhà nước về đào tạo và học tập của sinh viên.

Văn phòng, ban Công tác học sinh sinh viên có trách nhiệm phối hợp với ban Khoa học – Công nghệ và ban Đào tạo hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, biện pháp tổ chức NCKH của sinh viên ở các đơn vị trong ĐHQGHN.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ĐHQGHN phối hợp với các ban chức năng tuyên truyền, động viên sinh viên tham gia NCKH và phối hợp tổ chức các hoạt động NCKH trong sinh viên.

Điêu 7. Hiệu trưởng, Chủ nhiệm khoa trực thuộc là người trực tiếp giao nhiệm vụ theo kế hoạch hàng năm cho các bộ phận thuộc đơn vị và chịu trách nhiệm trước giám đốc ĐHQGHN về công tác NCKH của sinh viên do đơn vị quản lý.

-          Phòng Khoa học (hoặc bộ phận quản lý khoa học) của các đơn vị cùng với phòng Đào tạo có trách nhiệm đề xuất kế hoạch, nội dung, biện pháp tổ chức hoạt động NCKH của sinh viên Thủ trưởng đơn vị, đồng thời phối hợp chặt chẽ với phòng quản lý sinh viên, các khoa, đoàn TNCSHCM và các tổ chức đoàn thể khác trong và ngoài ĐHQGHN nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tinh thần để tổ chức, quản lý và động viên sinh viên NCKH với chất lượng cao.

-          Chủ nhiệm khoa và trưởng bộ môn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi sinh viên và các bộ hướng dẫn làm việc, hoàn thành chức năng quản lý trực tiếp các đề tài NCKH của sinh viên.

Chương III

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SINH VIÊN

Điều 8. Việc đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên được tiến hành từ bộ môn như sau:

Hàng năm khoa hoặc bộ môn khoa trực thuộc trường tuyển chọn các công trình NCKH của sinh viên trong đơn vị, trên cơ sở để nghị của bộ môn và của cán bộ hướng dẫn để tham gia hội nghị NCKH của sinh viên cấp khoa (bộ môn trực thuộc); tổ chức hội nghị NCKH xuất sắc và cán bộ hướng dẫn có thành tích trong công tác NCKH của sinh viên, đồng thời lựa chọn những công trình tiêu biểu để dự thi giải thưởng công trình NCKH sinh viên cấp trường.

Trường hoặc khoa trực thuộc tổ chức hội nghị NCKH của sinh viên cấp trường (khoa trực thuộc), khen thưởng các công trình NCKH xuất sắc và cán bộ có nhiều thành tích trong NCKH của sinh viên, đồng thời tuyển chọn những công trình tiêu biểu để dự thi giải thưởng công trình NCKH của sinh viên cấp ĐHQGHN.

ĐHQGHN tổ chức chấm và trao giải thưởng cho các công trình NCKH xuất sắc của sinh viên cấp ĐHQGH.

Công trình NCKH của sinh viên được đánh giá theo những quy định chung của Nhà nước.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA SINH VIÊN VÀ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Điều 9: Sinh viên tham gia NCKH phải nghiêm túc thực hiện đúng quy định về công tác NCKH và các nội quy sử dụng tài liệu, thiết bị, phòng thí nghiệm, phải đảm bảo tính chung thực trong nghiên cứu và sử dụng hiệu quả kinh tế được hỗ trợ.

Sinh viên phải cố gắng phát huy khả năng và trách nhiệm cao nhất để hoàn thành tốt nội dung nghiên cứu đúng thời hạn.

Điều 10: sinh viên tham gia NCKH được ưu tiên sử dụng tranh thiết bị, phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất, tư liệu phục vụ cho đề tài theo khả năng của nhà trường.

Điều 11. Điểm công trình NCKH của sinh viên từ năm thữ ba trở xuống đuợc coi như điểm của môn học tự chọn (khoá luận tự chọn) với khối lượng 5 đơn vị học trình, được tính vào trung bình chung học tạp của năm học nếu không làm giảm điểm trung bình chung học tập (công trình NCKH của sinh viên năm thứ tư được coi là một phần của khoá luận tốt nghiệp nên không được tính điểm bổ xung). Sinh viên có được công trình NCKH đạt giải (kể cả sinh viên năm thứ tư) được cộng điểm thưởng vào điểm trung bình chung học tập của năm học và toàn khoá học như sau:

-          Đạt giải cấp trường và khoa trực thuộc:

Giải nhất: 0.3 điểm

Giải nhì: 0,2 điểm

Giải ba: 0, 1 điểm

-          Đạt giải cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ:

Giải nhất: 0.6 điểm

Giải nhì: 0,5 điểm

Giải ba: 0, 4 điểm

Sinh viên đạt nhiều giải NCKH chỉ được cộng điểm ở mức cao nhất.

Sinh viên có thành tích xuất sắc trong NCKH  sẽ được ưu tiên xét chọn chuyển tiếp sinh vao học hoặc nghiên cứu trong và ngoài nước.

Điều 12. Hướng dẫn sinh viên NCKH  nhiệm vụ và trách nhiệm của tất vả cán bộ giảng dậy và được ghi trong kế hoạch giảng dậy hàng năm của khoa. Chủ nhiệm khoa ra quyết định giao nhiệm vụ cho cán bộ giảng dậy hướng dẫn sinh viên NCKH. Mỗi công trình NCKH  của sinh viên hướng dẫn được tính 30 giờ chuẩn. Mỗi công trình NCKH của sinh viên năm thứ tư được coi là khoá luận tốt nghiệp và giáo viên hướng dẫn được tính giờ chuẩn theo quy định hiện hành.

Cán bộ giảng dậy có thành tích hướng dẫn sinh viên NCKH được khen thưởng và được đánh giá khi xét phong các chức danh giảng dậy và các danh hiệu nhà giáo.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Bản quy định này có hiệu lực kê từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với điều khoản ghi trong quy định này đều không còn hiệu lực.

Điều 14. Các ông (bà) Chánh văn phòng, trưởng các ban chức năng, hiệu trưởng các trường, Chủ nhiệm các khoa trực thuộc ĐHQGHN chịu trách nhiệm thi hành bản quy định này.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :