TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 00:00:00 Ngày 20/05/2016 GMT+7
ACM/ICPC 2016: Trường ĐH Công nghệ giành thứ hạng cao nhất từ trước tới nay
Từ ngày 15 – 20/5/2016, tại Phuket, Thái Lan đã diễn ra vòng chung kết toàn cầu cuộc thi Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC năm 2016.

Năm nay, ACM/ICPC thu hút 40.266 thí sinh từ 2.736 đại học, đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ, tại 481 điểm thi cấp quốc gia và khu vực.

Vòng chung kết toàn cầu có 128 đội xuất sắc nhất đến từ 128 đại học đào tạo về công nghệ thông tin hàng đầu trên toàn thế giới.

Vô địch vòng loại châu Á điểm thi Hà Nội và xếp thứ 2 điểm thi Bangkoc, Thái Lan, đội tuyển BYTE của Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN  cũng tham gia vòng chung kết toàn cầu.

Đội tuyển BYTE gồm 3 thành viên: Phạm Văn Hạnh, Đỗ Ngọc Khánh và Nguyễn Tiến Trung Kiên đều là sinh viên năm 1, K60 của Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN.

Tại vòng chung kết, đội tuyển BYTE xuất sắc giành vị trí thứ 29, thứ hạng cao nhất của các đội tuyển Việt Nam từ trước đến nay và đưa Việt Nam giành vị trí thứ 14 tại kì thi ACM ICPC này.

Năm 2006, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức thành công kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC khu vực châu Á tại Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Tiếp theo đó, các trường đại học tại Việt Nam đăng cai vòng loại ACM/ICPC Châu Á vào các năm 2007, 2009, 2010, 2012, 2013.

>>> Các tin bài liên quan

- VNU-HUS đứng đầu bảng ACM/ICPC online 2104

- Trường ĐH Công nghệ vô địch kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC châu Á 2015 (điểm thi Hà Nội) 

 Đỗ Ngọc Diệp - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ