TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 00:00:00 Ngày 10/07/2019 GMT+7
Chương trình Tây Bắc: Áp dụng khoa học công nghệ để gia tăng giá trị các sản phẩm nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La và Điện Biên
Hai tỉnh Sơn La và Điện Biên là vùng núi cao hiểm trở, địa hình phức tạp theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm những dãy núi dài xen kẽ những thung lũng hẹp và những cao nguyên. Phân bố địa hình lưu vực theo độ cao của lưu vực sông Đà. Vùng cao: thường là các vùng có độ cao từ 800 - 1500 m. Vùng này có khoảng 300.000 người sinh sống gồm cá dân tộc: H’ Mong, Hà Nhì, La Hũ, Phù La, Cống, Si La, Lô lô... sống thưa thớt, rải rác chủ yếu theo nương rẫy. Phương thức sống và canh tác chủ yếu là du canh - du cư, đời sống khó khăn, trình độ dân trí thấp.

Mô hình cây mỡ đang phát triển tốt tại huyện Tuần giáo, tỉnh Điện Biên

Sản xuất nông nghiệp được coi là hình thái kinh tế chủ yếu của vùng Tây Bắc và lưu vực sông Đà. Làm nương là hình thức canh tác rất đặc trưng của vùng, đại diện là người H‟mông, Khơ mú, Xinh Mun, Mèo, Thái... Đây là hình thức sản xuất thủ công, thô sơ phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Các hoạt động kinh tế phụ khác bao gồm: làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong, nuôi cá. Sản xuất thủ công nghiệp như dệt nhuộm vải, đan lát, thêu, ren, mộc, gốm.. là các nghề thủ công truyền thống của nhiều dân tộc trong vùng, chính vì vậy đời sống bà con nơi đây còn nghèo khó.

Các nhà khoa học thực nghiệm tại mô hình trồng cây mắc ca tại huyện Tuần Giáo, tỉnh  Điện Biên

Qua thời gian nghiên cứu, nhóm đề tài do PGS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp làm chủ nhiệm đã triển khai mô hình "Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà" thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”. Nhiệm vụ của đề tài đề xuất và phát triển được mô hình mà sản phẩm tạo ra từ nó sẽ được tiêu thụ ngay tại nơi sản xuất và được thị trường chấp nhận. Loại mô hình này tạo nên một chu trình khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và đảm bảo tính bền vững, không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Mô hình Cây Táo mèo được thí điểm tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Mô hình được đề xuất theo hướng gắn vùng rừng đặc dụng với các sinh kế chủ đạo như sau: trồng cây đặc sản bản địa, kinh doanh rừng trồng lấy gỗ, khai thác lâm sản, chế biến lâm sản ngoài gỗ, hỗ trợ thêm trong tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh dịch vụ lữ hành,... giúp bà con vùng cao có đời sống tốt hơn.

Sau thời gian gần 3 năm nghiên cứu nhóm đề tài đã triển khai thí điểm mô hình: Nông- Lâm – Du Lịch trồng cây Táo mèo tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và Nông – Lâm – Dịch vụ trồng cây mỡ tại huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.

Vừa qua, Đoàn công tác của Văn phòng Chương trình Tây Bắc và các nhà khoa học của đề tài khoa học "Luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao trí thức phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2019-20205"- mã số KHCN-TB.27X/13-18 thuộc Chương trình Tây Bắc đã tổ chức buổi kiểm tra đánh giá  thực nghiệm đề tài "Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà" trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La.

Đại diện các nhà khoa học,  PGS.TS Cao Quốc An chia sẻ, trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La, nhóm đề tài thực hiện triển khai 02 mô hình cụ thể: mô hình nông lâm du lịch tại bản Tà Số, huyện Mộc Châu và mô hình nông lâm dịch vụ tại huyện Tuần Giáo, Điện Biên nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo sinh kế bền vững tại 4 tỉnh thuộc lưu vực sông Đà. Ông An bày tỏ, với tiêu chí xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho người dân vùng cao Tây Bắc. Nhóm đề tài đã kết hợp với địa phương nghiên cứu, phân tích, đánh giá thổ nhưỡng từng khu vực và quyết định trồng thí điểm cây táo mèo tại huyện Mộc Châu, Sơn La và mô hình trồng cây mỡ, mắc ca tại huyện Tuần Giáo, Điện Biên. Ông khẳng định đến thời điểm hiện tại nhóm đề tài đã ứng dụng được các cây giống phù hợp.

Đại diện địa phương Sơn La, Trưởng bản Tà Số Anh Mù A Lu phấn khởi chia sẻ, trước giờ người dân bản đang tự canh tác nên hiệu quả kinh tế thấp, được sự hỗ trợ  của nhà nước về khoa học công nghệ vào canh tác, giúp chúng tôi định hướng được nên trồng cây gì hiệu quả cao, phù hợp với thổ nhưỡng nên người dân rất vui.

GS.TS Trương Quang Học, chuyên gia Tài nguyên Môi trường, ĐHQGHN đánh giá: Đề tài đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của địa phương, để mô hình được nhân rộng, đề tài cần nghiên cứu địa phương sâu rộng hơn nữa và đưa thông tin đã được xác thực về tính hiệu quả kinh tế sau khi áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong thực hành sản xuất nông, lâm nghiệp. Ông cũng đề xuất, nhóm đề tài nên mở trang website cộng đồng để gắn với các hoạt động sản xuất của địa phương, đồng thời mô hình hoá lý thuyết, đưa các kiến thức khoa học một cách giản dị, dễ hiểu tới bà con nông dân.

Tại tỉnh Sơn La với mô hình nông lâm du lịch, các chuyên gia ĐHQGHN đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây táo mèo trên đất dốc. Nhóm đề tài đã nghiên cứu sâu và có đánh giá thực tiễn về thổ nhưỡng, tập quán sinh hoạt và canh tác tại địa bàn. Với hình thức này, nếu được nhân rộng sẽ tạo công ăn việc làm cho người địa phương, xóa đói giảm nghèo và hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Về du lịch, các chuyên gia nhận định, mô hình này sẽ có tiềm năng, với những điều kiện tự nhiên mà Mộc Châu, Sơn La được thiên nhiên ban tặng, tại đây chính quyền đã xây dựng thêm nhiều tuyến đường để thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất của bà con, hướng đến hoàn thiện mô hình phát triển bền vững.

Đối với mô hình nông lâm dịch vụ tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, các chuyên gia đánh giá là mô hình bám sát thực tế địa phương. Tuy nhiên, địa điểm lựa chọn để thí điểm xây dựng các mô hình phát triển sinh kế phải đáp ứng được các tiêu chí chủ yếu sau: Mô hình được lựa chọn phải đạt được đa số các tiêu chí đánh giá mô hình sinh kế bền vững được đề tài xây dựng (tính khả thi cao); Là mô hình sinh kế đặc trưng cho một khu vực/tiểu lưu vực hay một dân tộc/nhóm dân tộc cụ thể; Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng lưu vực sông Đà; Bộ tiêu chí được áp dụng để đánh giá và xây dựng mô hình sinh kế bền vững; Hệ thống dịch vụ, sản xuất hàng hóa, lưu thông, phân phối và tiêu thụ hàng hóa hoạt động có hiệu quả; Đội ngũ cán bộ Nông, Lâm, Ngư và dịch vụ thuộc các ngành liên quan được đào tạo.

PGS.TS Lưu Thế Anh - Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường, ĐHQGHN nhận định: Mô hình đang phát triển tốt, đề tài cần phối hợp chặt chẽ với địa phương về chính sách, cơ chế để gắn với thực tiễn. Mô hình được đề xuất theo hướng gắn vùng rừng đặc dụng với các sinh kế chủ đạo như sau: trồng cây đặc sản bản địa, kinh doanh rừng trồng lấy gỗ, khai thác lâm sản, chế biến lâm sản ngoài gỗ, hỗ trợ thêm trong tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh dịch vụ lữ hành,....

Sau 2 ngày đoàn Công tác đã thực nghiệm, các chuyên gia đã kiến nghị cho đề tài, đánh giá hiệu quả mô hình canh tác trên đất dốc, đặc biệt liên quan đến hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Phân tích tính bền vững trên cả 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Kiến nghị chính sách thúc đẩy phát triển, lan tỏa mô hình sinh kế cộng đồng.

Các chuyên gia mong muốn Nhóm thực hiện đề tài cần nhanh chóng hoàn thiện bản báo cáo nghiên cứu và kết hợp địa phương để kiểm đếm số lượng, chủng loại, diện tích cây trồng của 2 mô hình, tiến hành nghiệm thu và chuyển giao sớm cho người dân địa phương tại 2 tỉnh Sơn la và Điện Biên. 

 Thùy Dương
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ