TIN TỨC & SỰ KIỆN
Phân quyền hành chính: chia sẻ kinh nghiệm giữa Ma-rốc và Việt Nam
Đây là chủ đề hội thảo khoa học quốc tế do Khoa Luật – ĐHQGHN phối hợp cùng với Đại sứ quán Vương quốc Marốc tại Việt Nam tổ chức ngày 14/11/2017.

Hội thảo thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại sứ quán Marốc, Ấn Độ, Bangladesh, Palestines, Venezuela,... tại Việt Nam; đại diện của Ủy ban Luật pháp Quốc tế Liên hợp quốc cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức tới dự, chúc mừng sự hợp tác giữa Đại sứ quán Vương quốc Marốc tại Việt Nam và Khoa Luật trong việc tổ chức hội thảo quan trọng này. Ông nhấn mạnh, là một đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, với truyền thống hơn 40 năm hình thành và phát triển, Khoa Luật là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu pháp luật có đóng góp và uy tín hàng đầu của Việt Nam.

Khoa có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao được đào tạo bài bản từ các nước tiên tiến gồm nhiều chuyên ngành như khoa học pháp lý như luật hình sự, kinh doanh, dân sự, hành chính - hiến pháp, lý luận chung về nhà nước và pháp luật, …

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức đồng thời chia sẻ, ĐHQGHN nằm trong bảng xếp hạng QS Châu Á, đứng thứ 1 Việt Nam và thứ 139 trong top 150 đại học hàng đầu Châu Á. Về thứ hạng xếp theo từng tiêu chí xếp hạng, ĐHQGHN lọt vào top 100 - ở vị trí 65 về uy tín học thuật; top 200 về đánh giá của nhà tuyển dụng (vị trí 169); top 100 về tỷ lệ sinh viên quốc tế trao đổi (vị trí thứ 62). ĐHQGHN nói chung, trong đó có Khoa Luật là một địa chỉ tin cậy và uy tín trong việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như hội thảo, hội nghị quốc tế.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Phụ trách Khoa Luật Nguyễn Thị Quế Anh cho biết, tại Việt Nam, một trong những điểm thay đổi lớn của Hiến pháp năm 2013 là đổi chương Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân của Hiến pháp 1992 thành chương Chính quyền địa phương. Việc thay đổi này không chỉ đơn thuần về mặt hình thức mà cả về nội dung, thể hiện sự thay đổi cần thiết về cách thức tổ chức bộ máy hành chính nhà nước địa phương theo hướng ngày một dân chủ, hiệu quả hơn, phân cấp, phân quyền ngày càng rõ ràng hơn giữa các cấp chính quyền trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước.

Để cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp 2015, ngày 19/6/2015, Quốc hội thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về chính quyền địa phương. Việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính nhà nước địa phương trở nên cấp thiết, cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

Trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia khác về phân quyền hành chính và tự quản địa phương là một trong những hướng nghiên cứu cần thiết và thiết thực nhằm góp phần đưa các quy định của Hiến pháp 2013 vào cuộc sống.

Đại sứ Vương quốc Marốc tại Việt Nam Azzeddine Farhane bày tỏ sự tin tưởng những đóng góp và thành quả của hội thảo là nền tảng cho cuộc tranh luận học thuật quốc tế về phân cấp và phân quyền hành chính. Đại sứ Azzeddine Farhane cho biết, chủ đề của Hội thảo lần đầu tiên đưa ra quan điểm giao thoa về hệ thống quản lý hành chính địa phương cho hai quốc gia, hai cửa ngõ của châu Phi và Đông Nam Á. Hội thảo sẽ là cơ hội để trao đổi quan điểm về sự chuyển giao quyền lực từ mô hình tập trung cổ điển sang hệ thống quản trị địa phương, trong các sáng kiến ​​được ghi trong Hiến pháp Ma-rốc và Việt Nam, được thông qua vào năm 2011 và 2013, về các mô hình quản trị vùng và lãnh thổ để thúc đẩy sự tham gia của công dân vào sự phát triển của đất nước trên các mặt chính trị, kinh tế và xã hội.

Đại sứ Marốc tại Việt Nam nhấn mạnh, hội thảo Phân quyền hành chính: chia sẻ kinh nghiệm giữa Ma-rốc và Việt Nam”  là cuộc thảo luận mở rộng về các trường hợp cụ thể về phân quyền hành chính ở Ma-rốc, thông qua các động lực tạo ra mô hình khu vực tiên tiến mới, theo Sáng kiến ​​Ma-rốc về vấn đề đàm phán Quy chế tự trị  của Vùng Sahara. Hội thảo đóng góp vào quan hệ đối tác đa phương giữa Ma-rốc và Việt Nam, bằng cách chia sẻ và trao đổi  những kinh nghiệm thực tiễn cụ thể trong lĩnh vực thiết lập các khu vực tự do và mô hình phát triển kinh tế, trong phân cấp như một hệ thống quản lý lãnh thổ ở Ma-rốc và Việt Nam.

Hội thảo có sự tham gia hai chuyên gia nổi tiếng quốc tế, thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế Liên Hợp Quốc, với nhiệm vụ soạn thảo luật quốc tế vì sự phát triển và tiến bộ, đó là GS. Nguyễn Hồng Thao và GS. Hassan Chahdi Ouazzani. Cùng với các giáo sư đầu ngành, các chuyên gia đến từ Marốc, Ấn Độ, Bangladesh, Palestines, Venezuela... và Việt Nam đã đem đến cái nhìn toàn diện về khái niệm phân quyền hành chính, nguồn gốc, điều kiện thực hiện, cũng như vai trò phát triển của nó trong phân cấp, chuyển giao quyền lực và phân quyền từ trung ương đến các hệ thống quản trị địa phương.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung vào 3 phiên thảo luận: Phân quyền hành chính vì sự phát triển: Học thuyết và các xu hướng thế giới; Phân vùng và phân quyền: Kinh nghiệm của Marốc và Việt Nam; và Các mô hình phát triển khu vực, trường hợp cụ thể của Marốc và Việt Nam.

 

 Đỗ Ngọc Diệp - Vũ Ngọc Tùng - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ