TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:17:16 Ngày 14/08/2019 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hoàng Mạnh Hà
Tên đề tài: Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của Nanofluorit pha tạp đất hiếm LaF3:RE3+ (RE3+: Sm3+, Ho3+, Eu3+)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Mạnh Hà                            2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     08/10/1982                                                        4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Số 4374/QĐ-KHTN-CTSV ngày 03/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Gia hạn theo Quyết định số 741/QĐ-ĐHKHTN ngày 31/3/2016  và Quyết định 1034/QĐ-ĐHKHTN ngày 25/4/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Trả NCS về cơ quan công tác theo Quyết định số 5000/QĐ-ĐHKHTN ngày 29/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

7. Tên đề tài luận án: “Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của Nanofluorit pha tạp đất hiếm LaF3:RE3+ (RE3+: Sm3+, Ho3+, Eu3+)”

8. Chuyên ngành: Vật lý chất rắn                                                9. Mã số: 62 44 01 04

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Văn Vũ  

                                                            Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Các tinh thể nano LaF3 và LaF3:Sm3+ đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp thủy nhiệt. Các phân tích hình thái học cấu trúc đã cho thấy rằng các mẫu đơn pha có kiểu cấu trúc với nhóm không gian  của tinh thể LaF3 với hằng số mạng a = 7.167 Ǻ and c = 7.323 Ǻ. Tính chất quang của hệ vật liệu đã được khảo sát và đánh giá. Lý thuyết JO áp dụng từ phổ hấp thụ cho kết quả W2 = 6,176x10-20 cm2, W4 = 7,997x10-20 cm2 và W6 = 3,098x10-20 cm2 với sai số r.m.s s = 0,273x10-6. Dựa trên các thông số JO, các tính chất phát xạ của trạng thái kích thích 4G5/2 đã được dự đoán. Kết quả cho thấy chuyển dời 4G5/2 à 6H7/2 (594 nm) có tỷ số phân nhánh lớn nhất (bexp = 55,5%). Hiệu suất lượng tử của trạng thái kích thích 4G5/2 của các ion Sm3+ trong tinh thể nano LaF3 được xác định bằng 82%.  

- Khả năng quang xúc tác của các mẫu LaF3:Sm3+ được đánh giá thông qua việc xử lí dung dịch Rhozamine6G (R6G) dưới ánh sáng tử ngoại. Tốc độ phân hủy phản ứng tăng từ 0.012 đến 0.032 min‒1 cùng với sự tăng của nồng độ ion Sm3+ pha tạp.

- Các tinh thể nano LaF3:Ho3+ chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt có cấu trúc nhóm không gian với các hằng số mạng a = 7.172 Å and c = 7.342 Å. Áp dụng mô hình lý thuyết JO, đối với mẫu LaF3:5%Ho3+ các thông số JO nhận giá trị W2 = 1,872x10-20 cm2, W4 = 4,006x10-20 cm2W6 = 4,720x10-20 cm2. Dựa trên các thông số JO, các thông số xác suất chuyển dời lưỡng cực điện , chuyển dời lưỡng cực từ , xác suất chuyển mức từ một trạng thái , tổng xác suất chuyển mức phát xạ , tỷ số phân nhánh  và thời gian sống phát xạ  của các mức năng lượng đã được tính cho mẫu LaF3:5%Ho3+. Hiệu suất lượng tử của trạng thái 5F5  giảm từ 55,8 xuống 37,9 % khi nồng độ các ion Ho3+ tăng từ 1 đến 5% mol.

- Các tính chất cấu trúc và quang học của các tinh thể nano LaF3:Eu3+ chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt đã được khảo sát. Giá trị nhỏ của tham số R và W2 cho thấy cấu trúc xung quanh các ion Eu3+ có tính đối xứng cao và liên kết Eu3+ - F- có độ phân cực thấp. Chuyển dời 5D5/2→7F1 của ion Eu3+ trong tinh thể nano LaF3 đem lại tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực quang - điện tử.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của các họ vật liệu Nanofluorit pha tạp các thành phần nguyên tố đất hiếm khác nhau.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Hoang Manh Ha, Tran Thi Quynh Hoa, Le Van Vu, Nguyen Ngoc Long, (2018), “Radiative transition dynamics of holmium ions-doped LaF3 Nanocrystals”, Journal of Materials Science: Materials in Electronics, 29, pp. 1607–1613.

[2] Hoang Manh Ha, Tran Thi Quynh Hoa, Le Van Vu, Nguyen Ngoc Long, (2017), “Optical properties and Judd–Ofelt analysis of Sm ions in Lanthanum trifluoride nanocrystals”, Journal of Materials Science: Materials in Electronics, 28, pp. 884–891.

[3] Hoang Manh Ha, Tran Thi Quynh Hoa, Le Van Vu, Nguyen Ngoc Long, (2016), “Photoluminescence and Energy Transfer Between Sm3+ Ions in LaF3 Nanocrystals Prepared by Hydrothermal Method”, International Journal of Materials Science and Applications, 5(6), pp. 284-289.

[4] Hoang Manh Ha, Tran Thi Quynh Hoa, Le Van Vu, Nguyen Ngoc Long, (2017), “Photocatalytic properties of LaF3:Sm3+ nanocrystals prepared via hydrothermal technique”, JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE: Material Sci. Vol. 61, No. 9A, pp. 75-82.

[5] Hoang Manh Ha, Tran Thi Quynh Hoa, Le Van Vu, Nguyen Ngoc Long, (2016), “Synthesis and Optical Properties of Ho3+, Pr3+ Co-doped LaF3 Nanocrystals”, VNU Journal of Science: Mathematics – Physics, Vol. 32, No. 4, pp. 26-31.

[6] Hoang Manh Ha, Tran Thi Quynh Hoa, Le Van Vu, Nguyen Ngoc Long, Phan Van Do, (2016), “OPTICAL PROPERTIES OF EU3+ IONS IN LAF3 NANOCRYSTALS”, Journal of Science and Technology, Vol 54, No. 1A, pp. 88-95.

[7] Hoang Manh Ha, Tran Thi Quynh Hoa, Le Van Vu, Nguyen Ngoc Long, (2015), “Optical properties of LaF3: Ho3+ nanoparticles prepared by hydrothermal method”, VNU Journal of Science: Mathematics – Physics, Vol. 31, No. 1S, pp. 11-16.

[8] Hoàng Mạnh Hà, Trần Thị Quỳnh Hoa, Lê Văn Vũ, Nguyễn Ngọc Long, (2013), “TÍNH CHẤT CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT QUANG CỦA CÁC HẠT NANO LaF3:Sm3+ CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY NHIỆT”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Vật lý chất rắn và Khoa học vật liệu toàn quốc lần thứ 8, Thái Nguyên, trang 166-170.

 VNU Media - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ