TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:22:40 Ngày 11/09/2019 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Hoài An
Tên đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao

1. Họ tên: Nguyễn Thị Hoài An                                                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/7/1975                                                             4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3216/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thêm 12 tháng, từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2018

7. Tên đề tài luận án: “Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao”

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam                                        9. Mã số: 60 22 01 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:   PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã phân tích một cách khoa học và hệ thống về khả năng sử dụng phương thức và ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, cụ thể là phân tích đặc điểm của lời người kể chuyện trong mối quan hệ với điểm nhìn nghệ thuật; cách sử dụng lời đối thoại, độc thoại nội tâm; các phương tiện và nghĩa tình thái trong quá trình tình thái hóa ngôn ngữ kể chuyện theo điểm nhìn.

Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện của hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao một cách có hệ thống theo các phương pháp của ngôn ngữ học hiện đại. Kết quả nghiên cứu soi sáng các đặc điểm về phong cách nghệ thuật và cá tính sáng tạo của các nhà văn:

+ Nhà văn Nguyễn Công Hoan có nhiều sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài, khách quan; thiên về phong cách hài hước, trào lộng.

+ Nhà văn Nam Cao có nhiều sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ kể chuyện từ điểm nhìn bên trong, chủ quan; ngôn ngữ kể chuyện mang đậm tính chất bi kịch, triết lí và thiên về phong cách trầm lắng, suy tư.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể ứng dụng các kết quả nghiên cứu của luận án vào việc giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong nhà trường.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đề tài có thể mở ra những triển vọng và hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện qua việc sử dụng đoạn văn, câu văn, từ loại.

- Vai trò của ngôn ngữ biểu thị không gian và thời gian trong việc dựng ngữ cảnh, tình huống cuộc thoại và độc thoại nội tâm.

- Lập luận trong ngôn ngữ kể chuyện Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Thị Hoài An (2014), "Giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường theo lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật", Từ điển học & Bách khoa thư (2), tr. 21-27.

2. Nguyễn Thị Hoài An (2017), "Từ lí thuyết trường nghĩa tới ứng dụng thủ pháp trường nghĩa vào việc tìm hiểu và giảng dạy tác phẩm thơ ca", Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, tr. 356-361.

3. Nguyễn Thị Hoài An (2018), "Nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao (Nghiên cứu trường hợp truyện ngắn Nửa đêm)", Từ điển học & Bách khoa thư (3), tr. 104-109.

4. Nguyễn Thị Hoài An (2018), "Vai trò của các phương tiện tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện (Trên cứ liệu truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao"), Ngôn ngữ và Đời sống (7), tr. 47-51.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ