TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 28/10/2019 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Huyền Trang
Tên đề tài: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Huyền Trang                            2. Giới tinh:  Nữ

3. Ngày sinh: 02/04/1981                                                                        4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2416/2015/QĐ-XHNV ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH và NV.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006

8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam                                 9. Mã số:   62 22 03 15

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Kim Đỉnh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Các kết quả chính

Một là, hệ thống hóa, phân tích, làm rõ những quan điểm, chủ trương và quá trình chỉ đạo kinh tế đối ngoại của Đảng bộ Hà Nội từ năm 1986 đến năm 2006; qua đó, dựng lại một cách khách quan, khoa học bức tranh về kinh tế đối ngoại Hà Nội từ khi bắt đầu đổi mới đến năm 2006.

Hai là, đúc rút những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội trong lãnh đạo kinh tế đối ngoại trên cơ sở những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế từ thực tiễn 20 năm lãnh đạo kinh tế đối ngoại.

Ba là, luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu những vấn đề có liên quan.

Kết luận

Sau quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006”, nghiên cứu sinh đã giải quyết được các vấn đề chính sau:

Luận án làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định và chỉ đạo kinh tế đối ngoại Hà Nội của Đảng bộ Hà Nội trong giai đoạn từ 1986 - 1995 và 1996 - 2006. Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam - “trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và giao dịch quốc tế của cả nước”, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế đối ngoại. Từ năm 1986 đến năm 2006, ngoài yếu tố nội lực, sự phát triển của kinh tế đối ngoại  thành phố Hà Nội chịu tác động trực tiếp, sâu sắc bởi các yếu tố bên ngoài. Những yếu tố trên đã tạo ra những động lực nhưng cũng đặt ra cho Đảng bộ thành phố Hà Nội những yêu cầu cấp thiết trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại.

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế đối ngoại, những năm 1986 - 2006 trải quả hai giai đoạn 1986 - 1995 và 1996 - 2006, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã lãnh đạo từng bước đổi mới, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại quyết tâm thực hiện thắng lợi nhằm trở thành “trung tâm đầu não về chính trị, về văn hóa và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước”. Đó là một quá trình tư duy phát triển kinh tế đối ngoại lâu dài từ chưa hoàn thiện đến dần dần hoàn thiện trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Luận án đã khái quát những thành tựu, rút ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với kinh tế đối ngoại Hà Nội từ năm 1986 đến năm 2006. Thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại những năm 1986 - 2006, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã có những thành tựu quan trọng: Thứ nhất, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, vai trò của kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; Thứ hai, quan điểm, chủ trương về kinh tế đối ngoại của Đảng bộ thành phố ngày càng được bổ sung và phát triển hoàn thiện; Thứ ba, chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội vừa tạo điều kiện để các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đồng thời phát triển một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm; Thứ tư, chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng bộ thành phố Hà Nội đã bảo đảm nguyên tắc chung của Đảng về độc lập tự chủ trong các mối quan hợp tác kinh tế quốc tế.

Bên cạnh những ưu điểm, Đảng bộ thành phố Hà Nội không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm như: Một là, quá trình hoạch định chủ trương về phát triển kinh tế đối ngoại đôi khi còn chưa theo kịp biến đổi của thực tiễn; Hai là, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động kinh tế đối ngoại nhiều lúc còn tồn tại những bất cập, hạn chế, chậm được khắc phục, giải quyết; Ba là, nhìn chung hoạt động kinh tế đối ngoại còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Thủ đô. Những hạn chế đó xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Luận án đúc rút một số kinh nghiệm quan trọng như: 1) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại đối với phát triển kinh tế của Hà Nội; 2) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại; 3) Chú trọng phát triển kinh tế đối ngoại gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp chặt chẽ thị trường trong nước với thị trường quốc tế; 4) Phát huy hiệu quả của công tác đối ngoại phục vụ hoạt động kinh tế đối ngoại; 5) Tăng cường các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển; 6) Phát triển KTĐN phải gắn liền với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia và mục tiêu phát triển bền vững.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án sau khi được hoàn thiện tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến KTĐN ở Hà Nội.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Những vấn đề liên quan đến KTĐN ở Hà Nội.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Nguyễn Thị Huyền Trang (2015) “Hoạt động đối ngoại của Thủ đô Hà Nội trong những năm 1986 - 1996”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (226), tr. 161 - 168.

Nguyễn Thị Huyền Trang (2018) “Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo thu hút vốn đầu tư nước ngoài (1996 - 2006)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (328), tr. 82 - 85.

Nguyễn Thị Huyền Trang (2018) “Một số kết quả về phát triển kinh tế đối ngoại ở Thủ đô Hà Nội (1986 - 1995)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (335), tr. 98 - 102.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ