TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:20:07 Ngày 09/12/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Lương Xuân Trường
Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển anten mảng tuyến tính có tăng ích cao và mức búp sóng phụ thấp sử dụng mạng tiếp điện nối tiếp và thuật toán đàn Dơi.

1. Họ và tên: Lương Xuân Trường                                  2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 25/10/1987                                                4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 985/QĐ-ĐT ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Gia hạn thời gian đào tạo 02 năm theo Quyết định số 1311 ngày 28/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển anten mảng tuyến tính có tăng ích cao và mức búp sóng phụ thấp sử dụng mạng tiếp điện nối tiếp và thuật toán đàn Dơi.

8. Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông                            9.  Mã số: 9510302.02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Trần Minh Tuấn

- Cán bộ hướng dẫn 2: PGS.TS. Trương Vũ Bằng Giang

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

(1) Ứng dụng thuật toán tối ưu đàn Dơi để tổng hợp hệ số mảng của anten mảng tuyến tính đáp ứng yêu cầu nén búp sóng phụ bằng phương pháp điều chỉnh biên độ tín hiệu kích thích và phương pháp điều chỉnh khoảng cách giữa các phần tử của mảng. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển một mạng tiếp điện nối tiếp có 1 lối vào và 2N lối ra để triển khai các phân bố biên độ và khoảng cách nhận được từ tính toán theo thuật toán tối ưu đàn Dơi, ứng dụng cho các mảng anten tuyến tính có yêu cầu biết trước về nén búp sóng phụ.

(2) Đề xuất giải pháp phát triển anten mảng tuyến tính trên cơ sở sử dụng mạng tiếp điện nối tiếp đã đề xuất để thiết kế các anten mảng tuyến tính đáp ứng yêu cầu khác nhau về nén búp sóng phụ, gồm hai trường hợp:

i) Thiết kế anten mảng Vivaldi tuyến tính có 10 phần tử đạt được tăng ích cao 16,5 dBi và giảm mức búp sóng phụ thấp (-25 dB đến -27 dB) trong băng thông hoạt động 140 MHz (3,45-3,59 GHz).

ii) Thiết kế anten mảng tuyến tính gồm 10 phần tử Dipole hai mặt (DSPD) đạt được tăng ích cao trên 17 dBi, băng thông hoạt động 570 MHz (3,26-3,83 GHz) và nén riêng búp sóng phụ thứ nhất (≤ -40 dB tại tần số trung tâm 3,5 GHz).

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Hướng nghiên cứu sử dụng thuật toán đàn Dơi và giải pháp, quy trình thiết kế mạng tiếp điện và anten mảng tuyến tính được đề xuất tại luận án có thể được phát triển để ứng dụng cho các bài toán khác nhau về yêu cầu nén búp sóng phụ của mảng anten tuyến tính.

Các anten mảng đã được đề xuất tại luận án có thể được sử dụng trong các hệ thống vô tuyến hoạt động ở dải tần 3,5 GHz như các hệ thống truyền dẫn cố định, di động, ra-đa... đáp ứng yêu cầu nén búp sóng phụ để giảm ảnh hưởng nhiễu biết trước khi các hệ thống được cấp phép sử dụng chia sẻ băng tần nhằm tối ưu hiệu quả tần số.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu giải pháp ứng dụng thuật toán đàn Dơi theo hướng kết nối, tích hợp với các phần mềm mô phỏng để tự động hoá quá trình thiết kế, tối ưu các mạng tiếp điện.

Nghiên cứu phát triển các mảng anten tuyến tính có tăng ích cao, băng thông rộng và mức búp sóng phụ thấp dựa trên kỹ thuật tối ưu đồng thời nhiều tham số.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

L.X. Truong, T.V.B. Giang, T.M.Tuan (2019), “Design of Vivaldi Antenna Array with a Back Reflector for Low Side Lobe Level and High Gain”, Conference Proceedings of International Conference on Advanced Technologies for Communicationes (ATC), pp. 2-6.

L.X. Truong, T.V.B. Giang, T.M.Tuan (2019), “Application of Bat Algorithm on the Design of a Linear Microstrip Antenna Array for Pattern Nulling”, Conference Proceedings of International Conference on Advanced Technologies for Communicationes (ATC), pp. 198-203.

L.X.Trường, T.V.B.Giang, T.M.Tuấn (2019), “Thiết Kế Mạng Tiếp Điện Song Hành Cho Mảng Anten Tuyến Tính Có Yêu Cầu Đặt Dải Rộng Các Điểm Không Trên Giản Đồ Bức Xạ”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ thông tin (REV-ECIT 2019), tr. 85-89.

L.X. Trường, T.V.B.Giang, T.M.Tuấn (2018), “A new Feeding Network Design based on Bat Algorithm for Pattern-Nulling of a Linear Antenna Array”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ 22 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ thông tin (REV-ECIT 2018), tr. 184-187.

L.X. Truong, T.M. Tuan, T.V.B. Giang, V.Q. Tao (2015) “Design A Microstrip Antenna With Defected Ground Structure”, Conference Proceedings of International Conference on Advanced Technologies for Communicationes (ATC), pp. 160 – 163.

L.X. Truong, T.M. Tuan, T.V.B. Giang, N.C. Tien (2015), “Design A Log Periodic Fractal Koch Microstrip Antenna For S Band And C Band Applications”, Conference Proceedings of International Conference on Advanced Technologies for Communications (ATC), pp. 556 – 560.

L.X. Truong, T.V.B. Giang, T.M. Tuan (2020), “A New Linear Printed Vivaldi Array Antenna with Low Sidelobe Level and High Gain for Applications in the Band of 3500 MHz”, REV-Journal on Electronics and Communications, Vol. 10, No. 1–2, pp. 30-37.

L.X.Truong, T.V.B.Giang, T.M.Tuan (2020), “A New Design of a Linear Double-sided Printed Dipole Array Based on Bat Algorithm for Interference Suppression in the First Sidelobe Direction”, IET Microwaves, Antennas & Propagation, Vol. 14 (12), pp. 1371 –1376.

 Lưu Văn Hóa
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ