TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 15:52:21 Ngày 07/01/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Trần Anh Tuấn
Tên đề tài: Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu cấu trúc tổ thành và biến động rừng khộp tỉnh Đắk Lắk

1. Họ và tên: Trần Anh Tuấn                                                       2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 25/10/1978                                                            4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 4374/QĐ-KHTN-CTSV ngày 03/12/2012 của của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định gia hạn số 1869/QĐ-ĐHKHTN/SĐH ngày 03/06/2016; số 5066/QĐ-ĐHKHTN ngày 30/12/2016 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN và Quyết định trả NCS về cơ quan công tác số 4004/QĐ-ĐHKHTN ngày 29/11/2018.

7. Tên đề tài luận án: Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu cấu trúc tổ thành và biến động rừng khộp tỉnh Đắk Lắk.

8. Chuyên ngành: Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý         9. Mã số: 9440211.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Dương; PGS. TS. Nguyễn Văn Sinh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Xác định được loại tư liệu ảnh, phương pháp và quy trình ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá biến động và xác định cấu trúc tổ thành rừng khộp tại tỉnh Đắk Lắk.

- Đánh giá được biến động rừng khộp tỉnh Đắk Lắk và phân loại được một số ưu hợp rừng khộp tại VQG Yok Đôn trên cơ sở sử dụng kết hợp chỉ số NDVI theo mùa được tính từ ảnh Landsat và giá trị tán xạ ngược từ tư liệu ảnh Sentinel-1A đa thời gian.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Những số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tổng hợp đáng tin cậy và cần thiết phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng khộp.

- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp công nghệ tích hợp viễn thám và GIS đã được nghiên cứu và thử nghiệm thành công trong luận án này có thể ứng dụng để nghiên cứu cấu trúc tổ thành và đánh giá biến động phục vụ quy hoạch và quản lý rừng khộp tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục các nghiên cứu thử nghiệm với các loại tư liệu đa thời gian Sentinel-1B và Sentinel 2A, Sentinel-2B để nâng cao độ chính xác kết quả phân loại ảnh.

- Xây dựng hệ thống ô định vị để nghiên cứu vật hậu học của các ưu hợp rừng khộp. Dữ liệu thu được từ ô định vị kết hợp với dữ liệu quan trắc từ ảnh viễn thám trong khoảng thời gian dài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về cấu trúc rừng cũng như diễn thế sinh thái rừng khộp tại Tây Nguyên.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Lưu Thế Anh, Trần Anh Tuấn, Hoàng Thị Huyền Ngọc, Lê Bá Biên (2014), “Ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ gis thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học Trái đất, tr. 252-261.

[2] Trần Anh Tuấn, Lê Xuân Cảnh, Lê Minh Hạnh, Lê Quang Tuấn, Chu Thị Hằng (2017), “Ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên rừng tại tỉnh Đắk Lắk”, Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 7, ISBN: 978-604-913-615-3, tr. 2022-2029.

[3] Hang Le Minh, Truong Vu Van, Tuan Tran Anh (2019), “Using dual-polarization sentinel-1a for mapping vegetation types in Dak Lak, Vietnam”, The 40th Asian Conference on Remote Sensing, October 14-18, 2019/Daejeon Convention Center (DCC), Daejeon, Korea.

[4] Trần Anh Tuấn, Lê Minh Hằng, Nguyễn Đình Dương (2019), “Kết hợp ảnh Landsat đa thời gian và chỉ số ndvi để nâng cao độ chính xác phân loại rừng khộp, thử nghiệm tại khu vực tỉnh Đắk Lăk”, Hội nghị Ứng dụng GIS toàn quốc 2019, ISBN: 978-604-913-60-3104-8, tr. 757-767.

[5] Trần Anh Tuấn, Nguyễn Đình Dương (2019), “Tạo ảnh không mây phục vụ phân loại lớp phủ với tư liệu Landsat đa thời gian – Nghiên cứu thử nghiệm tại tỉnh Đắk Lắk”, VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 35, No. 4 (2019) 80-87

 Phương Thảo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ