TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Sách và học liệu 00:00:00 Ngày 25/06/2018 GMT+7
Ngôn ngữ học học nhân chủng – nghiên cứu trường hợp thành ngữ tiếng Việt
Ngôn ngữ học hiện đại chia ngôn ngữ học thành ba phân ngành lớn là: (i) Ngôn ngữ học đại cương/Lí luận ngôn ngữ (General linguistics), (ii) Ngôn ngữ học ứng dụng (Applied Linguistics) và (ii) Ngôn ngữ học liên ngành (Interdisdplinary linguistics). Ngôn ngữ học nhân chủng (Anthropological linguistics) thuộc phân ngành thứ ba (iii). Cổng Thông tin Điện tử ĐHQGHN trân trọng giới thiệu ấn phẩm “Ngôn ngữ học học nhân chủng –nghiên cứu trường hợp thành ngữ tiếng việt” do T.S Trần Hồng Hạnh, Giảng viên Khoa Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN chủ biên. Sách nằm trong Tủ sách Khoa học do Nhà xuất bản ĐHQGHN phát hành.

Là một trong hơn mười phân môn của ngôn ngữ học liên ngành (như: ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học sinh thái, V.V.), ngôn ngữ học nhân chủng có thể coi là sự kết hợp của khoa học liên ngành ngôn ngữ học và nhân chủng học. Nêu nhân chủng học lấy đôì tượng nghiên cứu là con người mà ngôn ngữ là một phần quan trọng trong đó, thì ngôn ngữ học nhân chủng nghiên cứu ngôn ngữ của con người gắn vói các đặc điểm văn hóa xã hội của loài người nói chung, của các cộng đồng giao tiếp cụ thể nói riêng. Đó là "cách ngôn ngữ ảnh hưởng đên đời sông xã hội", "cách ngôn ngữ hình thành giao tiếp, hình thành bản sắc xã hội"; từ đó giúp cho việc khám phá "thêm hiểu biết về con người".

Cuốn sách này có thể coi là một nghiên cứu, khảo sát trường hợp: vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học nhân chủng để nghiên cứu, khảo sát thành ngữ tiêng Việt. Cuôh sách được câu trúc thành 5 chương: Chương 1, Một sổ' vấn đề lí luận về ngôn ngữ học nhân chủng; Chương 2, Thành ngữ và thành ngữ học tiếng Việt; Chương 3, Đặc điểm văn hóa trong thành ngữ tiếng Việt từ bình diện 

ngôn ngữ học nhân chủng; Chương 4, Đặc điểm xã hội trong thành ngữ tiểng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng; Chương 5, Tính ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng.

Những kết quả khoa học đáng chú ý trong cuôh sách này là:

1) Trình bày một cách hệ thông về lịch sử hình thành và phát hiển của ngôn ngữ học nhân chủng; đốì tượng, phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng; mổi quan hệ giữa ngôn ngữ học nhân chủng vói một sô' phân môn gần gũi của ngôn ngữ học liên ngành như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tri nhận. Chương này cũng dành một phần tổng quan về nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng hoặc liên quan đêh ngôn ngữ học nhân chủng ở Việt Nam.

2) Hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết về thành ngữ như quan niệm về thành ngữ, nghiên cứu thành ngữ ở các bình diện câu trúc, ngữ nghĩa và gần đây là từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Dành một phần thích hợp cho vâh đề thành ngữ nói chung, thành ngữ tiêng Việt nói riêng nhìn từ góc độ ngôn ngữ học nhân chủng, tác giả đã phân tích, làm rõ bôì cảnh văn hóa xã hội của cộng đổng sử dụng thành ngữ. Cụ thể hơn, là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội trong thành ngữ; giúp cho việc hiểu rõ sự tương tác giữa thành ngữ vói đặc trưng văn hóa xã hội.

3) Từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng, tác giả đã đưa ra được một bảng phân loại thành ngữ tiêng Việt theo đặc điểm văn hóa và xã hội. Theo đặc điểm văn hóa, thành ngữ tiêng Việt có thể được phân chia thành 3 nhóm: thành ngữ liên quan đêh văn hóa vật chất; thành ngữ liên quan đên văn hóa tinh thần; thành ngữ liên quan đên văn hóa cộng đồng. Theo đặc điểm xã hội, thành ngữ tiêng Việt có thể được phân chia thành 3 nhóm: thành ngữ liên quan đên tuổi tác; thành ngữ liên quan đên giói tính; thành ngữ liên quan đên địa vị xã hội. Từ đó, bằng tư liệu thực tế được thu thập và xử lí công phu, tác giả đã tiên hành miêu tả, phân tích từng nhóm thành ngữ (8 nhóm) và đưa ra được những nhận xét có giá trị khoa học.

4) Với cách nhìn ẩn dụ như là "những lý thuyết dân gian của/về thế giói" (W.Foley, 2001), ngôn ngữ học nhân chủng lí giải ẩn dụ, một mặt dựa trên sự hiểu biết về ngữ nghĩa, về sự chuyển hóa giữa các nghĩa trong quá trình sử dụng, mặt khác, được nhân manh hơn là dựa trên cả sự hiểu biết về quan niệm thế giới và nhân sinh và đặc biệt chú ý đêh các đặc điểm văn hóa xã hội phản ánh trong phép ẩn dụ. Từ đó, tác giả đã tiên hành khảo sát, nghiên cứu tính ẩn dụ trong thành ngữ tiêng Việt nhằm qua đó chỉ ra tính phổ niệm và tính riêng biệt của các đặc điểm văn hóa xã hội trong thành ngữ; cũng nhờ đó, góp phần "phân chia ranh giới" giữa ngôn ngữ học nhân chủng vói ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học tri nhận.

3. Trong khi lí thuyết ngôn ngữ học nhân chủng còn ít được giói thiệu một cách hệ thông và chưa được áp dụng nhiều trong nghiên cứu tiêng Việt cũng như các ngôn ngữ dân tộc thiểu sô' thì việc nghiên cứu trường hợp thành ngữ tiêng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng giông như một mũi khoan thăm dò để mở đường cho việc xây dựng một phân môn ngôn ngữ học ở Việt Nam.

Trên nền tảng của luận án tiên sĩ được bảo vệ cách đây sáu năm (2011), TS. Trần Thị Hồng Hạnh đã có những nghiên cứu bổ sung để cho cuôh sách thêm hoàn chinh. Đồng thời, những nội dung liên quan đên ngôn ngữ học nhân chủng trong cuôh sách cũng đã được tác giả giảng dạy trong nhiều năm nay ở Khoa Ngôn ngữ học và Khoa Nhân học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Là sinh viên lóp Ngôn ngữ học Chất lượng cao đầu tiên của Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã được đào tạo bài bản ở các cấp học. Không chỉ vậy, tác giả còn được thừa hưởng truyền thông nghiên cứu khoa học nói chung, ngôn ngữ học nói riêng của gia đình với người cha là GS.TS. Trần Trí Dõi; các bác là GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên, TS. Đỗ Thị Bích Lài. Vì thế, có thể coi đây chỉ là kết quả nghiên cứu mở đầu cho những nghiên cứu tiếp theo của tác giả về ngôn ngũ học nhân chủng.

Với tư cách là người hướng dẫn tác giả làm nghiên cứu sinh về lĩnh vực này và cũng là cộng sự ữong nghiên cứu giảng dạy ngôn ngữ học, tôi xin ữân họng giói thiệu cuồn sách này cùng bạn đọc.

Liên hệ mua sách: Phòng Thông tin và Quản trị Thương hiệu, ĐHQGHN

Emai: media@vnu.edu.vn

Hotline: 0936 283 308

Giá bán: 75.000 VNĐ

 

 VNU Media - Nhà xuất bản ĐHQGHN
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ