TIN TỨC & SỰ KIỆN
Mô hình đại học định hướng nghiên cứu tiên tiến từng bước được hoàn thiện
Trong nhiệm kỳ vừa qua, vị trí pháp lý và cơ chế tự chủ cao của ĐHQGHN đã được khẳng định rõ hơn trong Điều 8 của Luật Giáo dục đại học.Trên cơ sở đó, Nghị định và Quy chế vềTổ chức và hoạt động của ĐHQG và các cơ sở giáo dục thành viên được ban hành mới,cụ thể hơn vị trí pháp lý, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao của ĐHQG, tạo cơ chế thuận lợi để phát triển ĐHQGHN thành đại học định hướng nghiên cứu tiên tiến.

Công tác điều chỉnh, sắp xếp lại và phát triển tổ chức trong ĐHQGHN được triển khai có hiệu quả. Trên cơ sở rà soát, đánh giá tiềm năng, năng lực và hiệu quả hoạt động của các đơn vị, Đảng ủy ĐHQGHN đã ban hành nghị quyết về điều chỉnh, sắp xếp lại và phát triển tổ chức trong ĐHQGHN. Theo đó, cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN được sắp xếp theo hướng có quy mô hợp lý, bảo đảm liên thông, liên kết hữu cơ, phát huy tính chuyên môn hóa theo thế mạnh của từng đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực chung, đồng thời tích hợp được sự giao thoa của các trí tuệ liên ngành.Đến nay, cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN bao gồm 31 đơn vị: Cơ quan ĐHQGHN tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc ĐHQGHN (Văn phòng, 08 Ban chức năng và Khối Văn phòng Đảng - đoàn thể) và 30 đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc, trong đó có 14 đơn vị đào tạo, 07 đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ và 09 đơn vị dịch vụ, phục vụ trực thuộc.Việc điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ để nâng cao năng lực của một số đơn vị trực thuộc được thực hiện có hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng kiến lễ ký kết biên bản hợp tác giữa các cơ quan hai nước Việt Nam - Nhật Bản

Dự án phát triển Khoa Luật và Khoa Quốc tế thành trường đại học thành viên; Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Viện Quốc tế Pháp ngữ và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thành viện nghiên cứu khoa học thành viên đã và đang được triển khai. Đề án thành lập Viện Trần Nhân Tông đã được hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Một số đơn vị mới trong lĩnh vực ĐHQGHN có thế mạnh được thành lập nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung của ngành giáo dục và Thành phố Hà Nội. Đặc biệt, năm 2014, Trường Đại học Việt Nhật thuộc ĐHQGHN được thành lập, góp phần hoàn thiện cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực và tạo tiền đề phát triển mới cho ĐHQGHN.Việc điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức trong các đơn v ị thành viên và trực thuộc cũng đã và đang được triển khai tích cực.

Giai đoạn tới công tác tổ chức chú trọng phát triển các đơn vị cấp 3 (các khoa, viện, trung tâm, doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu trực thuộc các viện, các trường) năng động, có tự chủ cao, phát triển đồng bộ cả ba năng lực đào tạo/khoa học công nghệ/ cung ứng dịch vụ.

Công tác kiện toàn, phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ được quan tâm, triển khai có hiệu quả. Việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động của các viện nghiên cứu khoa học thành viên theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP được thực hiện thành công. Bên cạnh đó, các đơn vị đã xây dựng và phát triển được hơn 80 nhóm nghiên cứu, trong đó có 16 nhóm nghiên cứu được công nhận là nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN, làm hạt nhân cho các hoạt động khoa học và công nghệ của ĐHQGHN.

Việc Quản trị ĐHQGHN theo mô hình và các tiêu chí của đại học định hướng nghiên cứu được chú trọng triển khai. Thời gian qua, ĐHQGHN rất chú trọng tới việc phân cấp, phân quyền quản lý theo hướng giao nhiều quyền tự chủ hơn, gắn với tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc. ĐHQGHN tập trung thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, tăng cường kiểm tra, giám sát, điều phối, liên kết các đơn vị và trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ lớn, có tính liên ngành, liên lĩnh vực và có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc được chủ động cao trong tổ chức và hoạt động nhằm phát huy lợi thế chuyên môn riêng của đơn vị nhưng vẫn đảm bảo cơ chế liên thông liên kết, sử dụng nguồn lực chung của toàn ĐHQGHN.

Trong nhiệm kỳ qua, ĐHQGHN đã nghiên cứu và xây dựng Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí của đại học nghiên cứu, làm cơ sở để định hướng, đầu tư phát triển và định vị các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc nói riêng và ĐHQGHN nói chung. Nhờ đó tỉ lệ cơ cấu các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ và dịch vụ của ĐHQGHN được chuyển dịch đáng kể, từ 6,5/2,5/1 năm 2010,đến năm 2015 đạt xấp xỉ 6/3/1, tiệm cận gần với tiêu chí của đại học nghiên cứu, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ IV (sau đây gọi tắt là chỉ tiêu Đại hội IV) đề ra.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được đặc biệt quan tâm. Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thiết kế theo yêu cầu của khung năng lực phù hợp với từng ngạch công chức, hạng viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu của vị trí việc làm đã được ban hành. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng được đa dạng hóa. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo công nghệ đào tạo hiện đại, đạt hiệu quả cao. Nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức thành công với sự tham gia giảng dạy của của các giảng viên, báo cáo viên là các giáo sư, chuyên gia nước ngoài và các tổ chức, doanh nghiệp uy tín trong nước. 5 năm qua, đã có 7709 lượt cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong nước và 402 lượt cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài.

Công tác thu hút công chức, viên chức có chuyển biến tích cực thông qua xây dựng các chính sách đãi ngộ, tôn vinh, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao. Chính sách hỗ trợ kinh phí (từ 15-30 triệu đồng) cho cán bộ trẻ có công bố quốc tế, đã góp phần tạo động lực thúc đẩy các nhà khoa học trẻ tích cực hơn trong nghiên cứu khoa học vàcông bố quốc tế. Nhiều đơn vịđã áp dụng chính sách động viên, hỗ trợ (về thời gian, tài chính) để tạo điều kiện cho cán bộ khoa học hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ và bổ sung các điều kiện để nhanh chóng đạt chuẩncác chức danh phó giáo sư, giáo sư. Các chính sách lương bổng, thăng tiến, khen thưởng, phụ cấp theo số lượng và hiệu quả công việc được áp dụng ở một số đơn vị. Đề án phát triển đội ngũ nhà khoa học và quản lý trình độ cao của ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 đã và đang được triển khai, góp phần quan trọng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN cả về số lượng và chất lượng theo yêu cầu phát triển ĐHQGHN trong giai đoạn mới.

Công tác quản trị theo sản phẩm đầu ra đang được triển khai tích cực. Dự thảo Quyết nghị của Hội đồng ĐHQGHN về thí điểm trả thu nhập tăng thêm theo số lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra đã hoàn thiện, nhiều hoạt động thí điểm cơ chế khoán sản phẩm đầu ra đã triển khai thành công (thu nhập tăng thêm cho công bố quốc tế, khoán sản phẩm đầu ra cho các đề tài nhóm A,B, triển khai trả thu nhập tăng thêm gắn với đánh giá ABC hàng quý...).

Với các cơ chế, chính sách phù hợp, đến nay, đội ngũ cán bộ khoa học của ĐHQGHN đã có 1.879 người, trong đó có 1.728 giảng viên với 881 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, chiếm 47% tổng số cán bộ khoa học (chỉ tiêu Đại hội IV là 50%), đặc biệt tỉ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ dưới 45 tuổi đạt 25%; riêng đối với các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và kinh tế, tỉ lệ này đạt trên 70% (đạt chỉ tiêu Đại hội IV). Tổng số cán bộ khoa học có học hàm giáo sư, phó giáo sư là 388 người, chiếm 20,6% tổng số cán bộ khoa học (chỉ tiêu Đại hội IV là 25%), cao hơn khoảng 3 lần so với tỉ lệ trung bình của cả nước. Tỉ lệ giảng viên tham gia giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh đạt 21% (chỉ tiêu Đại hội IV là 20%). Giảng viên có ít nhất 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học uy tín/sách chuyên khảo/năm đạt khoảng 70% chỉ tiêu Đại hội IV đề ra. Tỉ lệ cán bộ quản lý hành chính sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc và giao tiếp đạt 16% (chỉ tiêu Đại hội IV là 20%). Tỉ lệ giảng viên cơ hữu/sinh viên đạt đạt tỷ lệ 1/15 (đạt chỉ tiêu Đại hội IV đề ra), gần đạt tiêu chí của đại học nghiên cứu.

 

 Phó Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân - Bản tin ĐHQGHN số 292+293
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ