Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Trịnh Tiến Việt – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết việc kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học đối với Trường Đại học Luật, ĐHQGHN ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của Luật giáo dục đại học, và được xem là một nhiện vụ trọng tâm. Kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được sử dụng làm căn cứ để xác định chất lượng giáo dục đại học, vị thế và uy tín của cơ sở giáo dục; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; là một trong các tiêu chí để cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đầu tư, giao nhiệm vụ, thực hiện phân tầng, xếp hạng, giao quyền tự chủ và sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục. Phó Hiệu trưởng yêu cầu các bộ phận liên quan cần tập trung vào việc rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng về chiến lược và hệ thống; và các điều kiện đảm bảo chất lượng theo chức năng hoạt động về công tác phát triển chương trình, tuyển sinh, đào tạo; nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Các đại biểu đã nghe và thảo luận về các nội dung báo cáo «Rà soát, đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng hệ thống tại Trường Đại học Luật, ĐHQGHN tiếp cận từ phương diện quản trị chiến lược - đối sánh với các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo của chuẩn cơ sở giáo dục đại học” (PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, Phó Hiệu trưởng); “Rà soát, đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng về tuyển sinh và đào tạo tại Trường Đại học Luật, ĐHQGHN tiếp cận từ phương diện quản trị chức năng - đối sánh với các yêu cầu của chuẩn cơ sở giáo dục đại học” (TS. Trần Anh Tú, Trưởng Phòng Khảo thí và ĐBCLGD); “Rà soát, đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng về NCKH & đổi mới sáng tạo phục vụ công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học tại Trường Đại học Luật, ĐHQGHN” (PGS.TS. Mai Văn Thắng, Trưởng Phòng QLKH&HTPT và ThS. Mai Thế Nhật Quỳnh – Phòng Kế hoạch Tài chính). Các tham luận tại Hội thảo đã cung cấp các thông tin giúp nhà trường có được bức tranh toàn diện về hiện trạng các điều kiện đảm bảo chất lượng, mức độ tương thích so với các tiêu chuẩn cần phải có và thảo luận về những giải pháp hướng đến việc hoàn thiện, nâng cao hơn nữa mức độ đạt được các chuẩn chất lượng. Tin tức liên quan: - Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: xây dựng Bộ nguyên tắc đạo đức thúc đẩy sự phát triển - Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế: Nhận diện các rủi ro và thách thức - Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực giáo dục - Nâng cao nhận thức xã hội về các cam kết sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
|