Hình ảnh 14:51:26 Ngày 19/04/2024 GMT+7
Sản phẩm khoa học công nghệ xanh
Đứng trước thực tế rất đáng lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường và thực phẩm, qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tỏi, thử nghiệm, các nhà khoa học Viện vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQGHN đã nghiên cứu thành công nhiều sản phầm công nghệ có tính ứng dụng cao, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo ra nguồn thực phẩm an toàn.
Biến rác rưởi thành phân bón thân thiện với môi trường: Qua nhiều năm nghiên cứu, phân tích rác thải sinh hoạt ở Việt Nam, các nhà khoa học Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (VSV&CNSH) nhận thấy trong rác thải sinh hoạt có đến 65 – 75% chất hữu cơ, do đó sử dụng công nghệ ủ chuyển thành phân hữu cơ là phù hợp nhất. Công nghệ này tận dụng được những thành phần thông qua tuyển chọn để tái sử dụng kim loại, nhựa. Còn lại khoảng 40 – 50% rác sẽ được chuyển thành phân hữu cơ chất lượng cao sẽ hạn chế được phân hóa học làm ô nhiễm môi trường, cũng như tích lũy những tồn dư trong thực phẩm, hạn chế gây bệnh cho người sử dụng, không tốn diện tích chôn lấp, chi phí vận chuyển, hạn chế được nguồn gây bệnh ở những khu vực chôn lấp rác. TS. Dương Văn Hợp cho biết: “Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học đă phát triển được những chế phẩm vi sinh vật làm tốt cả 3 khâu: nhóm vi sinh vật hỗn hợp gồm cả vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, hiếu khí và kị khí tùy tiện lên men ở nhiệt độ cao hay là nhiệt độ ấm để phân hủy tất cả các thành phần hữu cơ khó tiêu thành thành phần dễ tiêu cho cây trồng; chế phẩm có thể là ức chế vi sinh vật gây bệnh, hạn chế việc gây thối rữa, sinh mùi từ đống ủ; nhóm vi sinh vật có hoạt tính cố định nitơ, sinh các chất kích thích sinh trưởng thực vật, một số chất kháng sinh từ vi sinh vật có thể ức chế bệnh thực vật từ vi sinh vật hay là diệt côn trùng”.
Theo tính toán của Viện VSV&CNSH, công nghệ xử lí rác này có thể tiết kiệm được tối thiểu 40% lượng phân bón hóa học. Đồng thời còn cải thiện chất lượng đất. Vì tất cả quá tŕnh chuyển hóa vật chất ở trong tự nhiên tạo ra độ màu mỡ của đất là do vi sinh vật. Phân hữu cơ được sản xuất ở đây giúp cho làm giàu nguồn vi sinh vật tham gia vào quá tŕnh trao đổi vật chất tự nhiên.
Tái tạo vi sinh vật xử lý nước thải sinh hoạt: Trong giai đoạn từ năm 2004 – 2008, JICA giúp Hà Nội xây dựng 2 trạm chế biến nước thải sinh hoạt Kim Liên và Trúc Bạch, sử dụng chế phẩm vi sinh vật của Nhật làm gốc cho hệ thống xử lí theo nguyên lí bùn hoạt tính. Nhưng khi Dự án kết thúc, th́ tất cả hệ thống vẫn hoạt động, phía nước bạn không còn cung cấp nguồn vi sinh vật nữa, cho nên chất lượng nước sau xử lí đă giảm. Làm thế nào để đảm bảo được nguồn nước sinh hoạt sạch như nó vốn có? Câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học Viện VSV&CNSH và họ đă nghiên cứu, tái tạo thành công các vi sinh vật này đó sinh phẩm đạt chất lượng tốt không thua kém gì sản phẩm của Nhật trước đây.
Sản xuất probiotics: Xuất phát từ nhu cầu tăng năng xuất và chất lượng thực phẩm sạch trong chăn nuôi, và trên cơ sở phân tích rất nhiều mẫu probiotics nhập từ nước ngoài, các nhà khoa học Viện VSV&CNSH đă sản xuất được những sản phẩm probiotics chất lượng tốt, tương đương sản phẩm của nước ngoài, mà giá thành giảm ít nhất một nửa, thậm chí chỉ bằng 1/4 so với sản phẩm nước ngoài. TS. Dương Văn Hợp cho biết: “Các sản phẩm này đă được thử nghiệm trên gia súc, gia cầm cho hiệu quả cao vượt trên cả sản phẩm nhập của nước ngoài”.
Biến rơm rạ sau thu hoạch thành phân vi sinh: Hàng năm, chúng ta sản xuất khoảng 35 triệu tấn lượng thực. Theo tính toán của các nhà khoa học, với lượng lương thực như vậy, thì hàng năm chúng ta cũng có khoảng gần 35 triệu tấn rơm rạ bị bỏ đi. Chỉ có một lượng rất nhỏ được tận dụng để làm nấm và đun nấu. Tất cả các thành phần hữu cơ từ rơm rạ có thể sử dụng thành năng lượng để bù lại cân bằng vật chất cho đất canh tác, thì chúng ta đă chuyển thành CO2 bay lên trời, nhiệt thì không thu được, chỉ giữ lại một chút ít thành phần khoáng nằm trong tro. Vậy làm thế nào để biến 35 tấn rơm rạ trở thành những sản phẩm hữu ích. Bày tỏ mong muốn, Viện trưởng Dương Văn Hợp cho biết: “Nếu phối hợp được với một doanh nghiệp và địa phương thì với công nghệ enzym của Viện sẽ biến rơm rạ phân hủy thành phân vi sinh cho cây trồng”.
Sản xuất rau an toàn: Cùng với việc sản xuất phân hữu cơ, trên cơ sở phân tích các sản phẩm của nước ngoài, Viện cũng đă sản xuất thành công phân bón qua lá, thuốc trừ sâu sinh học. Đây là những điều kiện thuận lợi để sản xuất được rau an toàn. Vì để sản xuất rau an toàn thì phải kiểm soát được hệ thống đầu vào trong quá tŕnh canh tác, từ chất lượng đất, chất lượng nước, con giống, chế độ canh tác, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. GS.TS Nguyễn Lân Dũng bày tỏ: “Nếu kết hợp được với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chúng tôi sẽ xây dựng những vùng rau an toàn chất lượng cao, giải quyết một cách hệ thống, trọn vẹn về vấn đề rau an toàn đang nhức nhối hiện nay”.
 Tuệ Anh - Bản tin ĐHQGHN, số 248 tháng 10/2011
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC