Đô thị Hòa Lạc 21:45:39 Ngày 16/04/2024 GMT+7
Luôn làm tròn bổn phận người thầy
Gs Ngụy như Kontum là con trai cả của cụ Ngụy như Bích. Hồi còn học tiểu học,cách đây khoảng 75 năm, tôi có một bạn nhỏ Ngụy Thị Bé, con gái út của cụ Nguỵ Như Bich, chủ sự Bưu điện ( khi đó gọi là Nhà Dây thép) tại Thakhek ,tỉnh lỵ Mường Khammuon (Trung Lào). Hàng ngày, trên đường đến trường , tôi thường đi qua trước cổng nhà của bạn, gọi bạn cùng đi. Gia đình bạn, ở ngay trong khuôn viên nhà dây thép, cạnh một con suối có chiếc cầu gỗ vắt ngang , chảy ra sông Mêkong, phải qua cầu đó mới đi tiếp đến trường. Nghe tiếng tôi gọI, ngày nào cũng như ngày nào, ba của Bé đều ló đầu ra ngoài cửa sổ , giương đôi mắt nghiêm nghị qua cặp kính trắng trễ trên sống mũì nhìn ra; tôi thụt ngay sau trụ cổng vì rất sợ băt gặp đôi mắt nghi ngờ của cụ; có khi cụ đứng dậy để quan sát cho rõ. Đôi khi , cụ cũng xuống đi lại dưới sân vườn , song tôi không lần nào được tiếp cận trò chuyên trực tiếp. Đó là một cụ ông, tuy có lẽ chưa đến tuổi để gọi bằng cụ , nhưng đầu đã bạc , với búi tóc củ hành sau gáy, đôi kính lão, và chiếc áo dài trắng luôn trên người , vẻ mặt nghiêm khắc khiến cụ nom già hơn tuổi và luôn gây cho tôi nỗi bất an , không dám đến gần. Từ ngoài cổng, trong khi chờ Bé ra, tôi còn thường trân trân đứng nhìn chị gái của bạn tôi, một thiếu nữ cao ráo, khá đẹp trong bộ áo dài đen, đi thẩn thơ , thỉnh thoảng lẩm bẩm nói chuyện một mình, rồi bỗng dưng đứng dừng lại , nhìn về chốn xa xăm. Bạn tôi, vừa ra tới cổng, kéo tôi đi, khẽ khàng nói với giọng xứ Huế, nhẹ như gió:”Ta đi hĩ; đừng phá chị ấy; chị có nỗi buồn riêng “. Chị ở nhà suốt tháng, suốt năm.Bé cũng thế, ngoài những lúc đến trường học tập và vui với các bạn, về tới nhà , hầu như ít được ba cho phép ra ngoài chơi với bạn bè.Có lần , Bé hé cho biết bạn còn có một người anh tên là Ngụy Như Kontum đang du học bên Pháp. Tôi chỉ hỏi bạn :Ba đến nơi nào làm việc , sanh con nơi đó thì đặt tên con bằng địa danh chốn đó sao?’’Bé cười, khẽ đáp:”Ừ, anh Kontum đẻ ở đó và chị Ban Mê Thuột lại mang tên thủ phủ của Daklak.’ Song thật ra tôi cũng không quan tâm lắm đến ̉ lối sống kiêu sa, cách biệt của gia đình bạn , được người dân trong thị trấn nhỏ đó coi như gia đình một công chức cao cấp.
• Sau khi tôi về làm dâu họ Nguyễn Đình, tôi được anh Nam , nhà tôi kể cho biết, ở trường Bưởi, anh đã được học 3 giáo sư danh tiếng trong và ngoài nước, đã được đào tạo bài bản và tốt nghiệp xuất sắc tại các trường hàng đầu của Pháp: Gs Hoàng Xuân Hãn , Gs Ngụy Như Kontum, Gs Nguyễn Mạnh Tường.-”Ông Kontum được học sinh kính nể vì trong đại chiến thế giới lần thứ hai, năm 1939 ông đã rời bỏ địa vị đầy triển vọng: Trợ lý nghiên cứu của nhà bác học Pháp Joliot Curie, theo lờ̀i khuyên của thầy, về Việt Nam phục vụ đất nước. Ông được quí mến do tính mẫu mực, mô phạm, hiền hậu, và.. luôn rộng rãi khi cho điểm’’.-Giáo sư trường Bưởi , ông Kontum trở thành đồng nghiệp của cụ Nguyễn Đình Phong dạy Văn và là chú ruột anh Nam. Cụ Phong có cô con gái lớn và là con gái duy nhất của cụ trong một gia đình toàn con trai (5 cậu) và cô Đỗ . Do quí đức độ của người đồng nghiệp trẻ , xuất thân từ một gia đình giữ được thuần phong mỹ tục của cố đô Huế, nên cụ Phong đã đồng ý gả người con gái yêu, xinh đẹp , có thời đã là hoa khôi của đất Thăng long. Tuy cuộc hôn nhân dựa trên phong tục cha mẹ đặt đâu , con ngồi đó, song ông Kontum-bà Đỗ đã chung sống với nhau trọn đời, êm ấm và hạnh phúc. Hai ông bà , lúc sinh thời ông Kontum, hay đến chơi với chúng tôi , vì cô Đỗ và anh Nam , con chú con bác rất thân nhau từ bé, anh Nam còn được cụ Phong kèm cho về Pháp Văn, nên quan hệ càng chặt chẽ. Gặp chúng tôi, ông Kontum luôn tỏ ra lễ độ , kết hợp khá nhuần nhuyễn hai nền văn hóa Á Âu một cách kín đáo , không phô trương; điềm đạm , ít nói , ông thường nhường lời cho bà Đỗ, lúc nào cũng tỏ ra rất quan tâm chăm sóc vợ. Tôi thông cảm sự hụt hẫng của bà Đỗ sau khi ông ra đi mãi mãi ;một sự mất mát thật to lớn đối với bà.
GS. Ngụy Khư Kontum tham gia thi “đi xe đạp chậm” với sinh viên
Lần đầu tiên tôi gặp ông Kontum , không phải tại nhà mà ở Đại hội Mặt trận tổ quốc lần thứ nhất , khai mạc tại Hà Nội, tháng 9/1955. Khi đó, đầu ông đã bạc trắng , còn hơn cả cụ thân sinh ra ông hồi cụ suýt soát tuổi ông, song phong thái vui vẻ, ôn hòa, đôn hậu của ông dễ gây thiện cảm, khác hẳn ấn tượng mà cụ Bích đã để lại cho tôi từ thời xa xưa. Tuy thuộc diện số ít trí thức xuất chúng, du học Tây Âu và được đào tạo đến nơi đến chốn thời đó, ông đã không định cư và xây đựng sự nghiệp nơi đây mà sớm trở về , đem vốn kiến thức và công sức đóng góp vào việc giáo dục đào tạo nguồn nhân lưc cho đất nước. Ông đã cùng vợ con theo cụ Hồ suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp ,và sau này suốt chiều dài của cuộc chiến tranh chống Mỹ, nhận và thực hiện nghiêm túc mọi nhiêm vụ do cách mạng phân công . Khiêm nhường , ông từng đã chân thực khước từ cương vị trong chính phủ mà ông cảm thấy người khác đảm nhiệm sẽ hiệu quả hơn và sẵn sàng giới thiêu ngườ́i thay thế . Theo lời khuyên của cụ thân sinh khi từ Huế gửi ông ra học tú tài trường Bưởi: Sau này, khi chọn ngành nghề, nên xa lánh chốn quan trường, chính trị, và làm thày thuốc chữa bệnh hoăc thày dạy, giáo dục con người. Ông đã xác định rõ thái độ dành thời gian cho chuyên môn và chỉ cho Khoa học tư nhiên, cho ngành vật lý mà ông đã được một người thày vĩ đại tận tình dẫn dắt, người luôn là tấm gương sáng đối với ông.
Theo phân công và chỉ định đích danh của Hồ chủ tịch, ông đã làm hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp từ năm 1956 trong khi Gs Lê Văn Thiêm , Việt kiều cũng ở Pháp về, theo Cụ Hồ , và là Đảng viên, được Hồ Chủ tịch bố trí vào cương vị Hiệu phó kiêm Bí thư đảng ủy của Trường. Ông Kontum đảm nhiêm trọng trách đó suốt 26 năm cho đến khi về hưu, năm 1982, mẫn cán, cần kiệm , liêm chính, chí công vô tư và tuyệt đối trung thành với chế độ, không kém một đảng viên thực thụ nào. Nghỉ hưu, nhưng ông vẫn tiếp tục là chuyên
viên cao cấp của Trường Đại học Tổng hợp và Viện Khoa học Việt Nam. Thời gian này , vào những năm khó khăn về kinh tế , cuộc sống của gia đình ông giản dị , đạm bạc hơn xưa, song ông vẫn
bình thản , không một lời ta thán ̣.Có lần , được biết không ít người trong số đông đảo đội ngũ học trò của
ông đã trở thành những Nhà giáo Nhân dân, đến chơi thăm hỏi tại gia đình , chúng tôi có lộ sự ngạc nhiên đối với việc ông, nhà giáo ưu tú không chỉ đã bao năm tận tụy với nghề mà còn gánh trọng trách xây dựng trường Đại học tổng hợp đầu tiên của nước ta, lại chưa được phong danh hiệu đó. Ông chỉ mỉm cười và từ tốn thanh nhã trả lời , đồng thời cũng như muốn nói cả với bà Đỗ , có mặt ngày hôm đó:’’ Người ta phong cho mình những danh hiệu mà mình không đáng có thì mới băn khoăn; lương tâm mình chẳng có gi áy náy khi đã làm tròn bổn phận của người thâỳ , tham gia đào tạo những con người hữu ích cho xã hội. Chắc mọi người biết câu châm ngôn:”Người hiền im lặng , nhà bác học(người biết) quan sát , kẻ ngu si mới nói.”(Le sage se tait,le savant observe,l’ignorant parle) . Ông coi Yên lặng là Vàng. Cuộc sống của ông không bon chen , thanh bạch.
Lần cuối cùng , tôi cùng vào Thành phố Hồ chí Minh dự họp là vào năm 1991. Ông Kontum nghỉ chung phòng với cụ Nguyễn Lân và anh Nguyễn Lân Dũng con trai của cụ . Họp được vài ngày , một buổi sáng cụ Nguyễn Lân và anh Lân Dũng báo cho tôi, ông Kontum khá mệt , nhưng cứ đòi ra hội trường dư họp, tôi vội đến thăm. Huyết áp của ông tăng và thử U rê huyết cũng tăng, tình trạng khá mệt mỏi, kém tỉnh táo. Chúng tôi bàn nhau nên chuyển ông ra Hà Nội để Bv Việt-Xô (nay là bệnh viện Hữu nghị) tiện theo dõi điều trị và gia đình có điều kiện dễ dàng chăm sóc . Thuyết phục mãi, ông mới đồng ý do ngại làm phiền mọi người đang bận hội nghị. Ban tổ chức Hội nghị tán thành đề nghị của chúng tôi. Tôi báo tin cho bà ĐỖ biết.
Với các nhà giáo ở Khu học xá Trung ương Nam Ninh (Trung Quốc), năm 1953, GS Ngụy Khư Kontum đứng hàng thứ nhất, ngoài cùng, bên phải.
Xe cứu thương cùng gia đình đã ra đón ông tại sân bay và đưa thẳng vào bệnh viện, tập trung điều trị suốt 6 ngày, song không cứu được. Và ông đã lặng lẽ ra đi vào ngày
28.3.1991. Lễ tang GS Ngụy Như Kontum được cử hành tại 19 phố Lê Thánh Tông, nơi trường Đại học Tổng hơp Hà Nội khai giảng lần đầu cách hơn hai thập kỷ, với người Hiêu trưởng đầu tiên và có nhiệm kỳ lâu nhất : vị Nhân sĩ yêu nước Ngụy như KONTUM, vừa mới được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1990.
 Vũ Thị Chín - Bản tin số 265 – VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC