Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) được thành lập theo Nghị định số 97/ CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp
xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức bước vào hoạt động theo Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994.
Truyền thống của ĐHQGHN gắn với lịch sử hình thành và phát triển của những trường đại học tiêu biểu ở Việt Nam trong suốt bề dày của thế kỷ XX, bắt đầu từ Trường đại học Đông Dương (16/5/1906) có cơ sở tại 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Đây là trường đại học kiểu hiện đại đầu tiên ở Việt Nam (thời kỳ Pháp thuộc) được tổ chức theo mô hình trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước dân chủ nhân dân đã thành lập Trường đại học Quốc gia Việt Nam trên cơ sở kế thừa Trường đại học Đông Dương và khai giảng khóa học đầu tiên vào ngày 15/11/1945. Trường đại học Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức và chương trình đào tạo theo mô hình của một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa xây dựng nền tảng của giáo dục cách mạng, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ khoa học phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Sau hoà bình lập lại, Nhà nước ta đã thành lập một số trường đại học ở miền Bắc, như Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (1956) và Trường đại học Sư phạm Hà Nội (trong đó có khoa Ngoại ngữ, sau này phát triển thành Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội vào năm 1967). Trường đại học Tổng hợp Hà Nội là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, trực tiếp kế thừa truyền thống của Trường đại học Đông Dương và Trường đại học Quốc gia Việt Nam. Xét về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật và chương trình đào tạo, ĐHQGHN ngày nay là sự nối tiếp truyền thống và uy tín của các trường đại học lớn ở Việt Nam từ Đại học Đông Dương, Đại học Quốc gia Việt Nam trước đây đến Trường đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội sau này.
|
Sau 10 năm xây dựng và phát triển, ĐHQGHN, một mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực có quy mô lớn, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài khoa học, công nghệ cho đất nước, đã được khẳng định. Ngày 1/2/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ-CP về Đại học Quốc gia. Đây là mốc lịch sử đánh dấu giai đoạn phát triển mới về quy mô và chất lượng của ĐHQGHN - một "trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao" hàng đầu, đóng vai trò đầu tàu của hệ thống giáo dục đại học của cả nước.
Ngày 12/2/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia, khẳng định và tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của các Đại học Quốc gia trong nhiều lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ, tổ chức cán bộ, kế hoạch - tài chính và hợp tác quốc tế.
Thực hiện Nghị định của Chính phủ và Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành, thầy và trò ĐHQGHN đang nỗ lực phấn đấu xây dựng ĐHQGHN sớm trở thành một trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
NHỮNG MỐC LỊCH SỬ CỦA ĐHQGHN
1906
Thành lập Trường Đại học Đông Dương, tiền thân của ĐHQGHN ngày nay (Quyết định số: 1514a, ngày 16/5/1906 của Toàn quyền Đông Dương). Trường ĐH Đông Dương đặt trụ sở tại 19 - Lê Thánh Tông - Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, cơ sở này thuộc về Trường ĐHQG Việt Nam; sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc do Trường ĐHTH Hà Nội quản lý, sử dụng và nay là một trong những cơ sở chính của ĐHQGHN.
Trường Đại học Quốc gia Việt Nam khai giảng khoá đầu tiên vào 15/11/1945 dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trường ĐHQG Việt Nam trực tiếp kế thừa truyền thống khoa học và giáo dục của Trường ĐH Đông Dương.
Nhà nước ta thành lập Trường Khoa học Cơ bản (tại Chiến khu Việt Bắc). Đây là một trong những trường tiền thân của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội sau này.
Thành lập Trường đại học Tổng hợp Hà Nội - trường đại học khoa học cơ bản (khoa học Tự nhiên và khoa học Xã hội & Nhân văn) đầu tiên ở miền Bắc sau hoà bình lập lại. Trường ĐHTH Hà Nội trực tiếp kế thừa truyền thống và cơ sở vật chất, kỹ thuật của các Trường ĐH Đông Dương (1906), Trường ĐHQG Việt Nam (1945) và Trường Khoa học Cơ bản (1951).
Thành lập Trường đại học Sư phạm Hà Nội, trong đó có khoa Ngoại ngữ, sau này tách ra thành Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.
(Cả hai trường đại học: ĐHTHHN và ĐHSPHN cùng chung Quyết định thành lập số 2183/TC ngày 4/6/1956 của Chính phủ).
Thành lập Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội trên cơ sở khoa Ngoại ngữ của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I.
Thành lập ĐHQGHN trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: ĐHTH Hà Nội, ĐHSP Hà Nội I và ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội. (Nghị định 93/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ). Đây là mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ đào tạo và nghiên cứu khoa học, được giao quyền tự chủ cao, được ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ để thực hiện đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao.
(Ảnh: Bùi Tuấn)
ĐHQG Hà Nội chính thức bước vào hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994.
2001
Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 về ĐHQG; Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 ban hành Quy chế về Tổ chức và hoạt động của ĐHQG; Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 về việc tổ chức lại ĐHQGHN. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của ĐHQGHN. Sau 8 năm xây dựng và phát triển, ĐHQGHN, một mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực có quy mô lớn, hoạt động theo cơ chế tự chủ cao, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài khoa học, công nghệ cho đất nước, đã được khẳng định.
2003
Tháng 12 năm 2003 Giai đoạn I xây dựng ĐHQGHN đã được khởi động. Ngày 20 tháng 12 năm 2003 Thủ tướng Phan Văn Khải đã chính thức động thổ xây dựng ĐHQGHN tại Hoà Lạc.( Chi tiết )
2004
Thành lập Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển trên cơ sở Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hóa
Thành lập Trường Đại học Công nghệ trên cơ sở nâng cấp và phát triển Khoa Công nghệ
2007
Thành lập Trường Đại học Kinh tế trên cơ sở nâng cấp Khoa Kinh tế
Thành lập Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học
2009
Thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở nâng cấp Khoa Sư phạm, Trung tâm nghiên cứu Biển và đảo, Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Trung tâm giáo dục Thể chất và Thể thao trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các bộ môn giáo dục thể chất của các đơn vị đào tạo. Đổi tên để phù hợp với nhiệm vụ mới của 2 đơn vị: Trung tâm giáo dục Quốc phòng thành Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Trung tâm Giáo dục sinh thái và môi trường Ba Vì thành Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Phát triển đô thị đại học.
2010
Đến tháng 5/2010 thành lập 3 đơn vị mới là: Trung tâm Nghiên cứu Đô thị, Ban Quản lý và phát triển dự án, Khoa Y Dược.
Ngày 10/6/2010, thành lập Trung tâm ứng dụng Công nghệ thông tin trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại các đơn vị: Trung tâm Quản trị mạng VNUnet trực thuộc Viện Công nghệ Thông tin, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Công nghệ Phần mềm trực thuộc Trường Đại học Công nghệ và Trung tâm Tích hợp dữ liệu trực thuộc Văn phòng ĐHQGHN.
Ngày 05/7/2010, đổi tên Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục trực thuộc ĐHQGHN thành Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục.
Đến nay ĐHQGHN có 6 trường đại học, 5 khoa trực thuộc, 4 viện nghiên cứu, 10 trung tâm đào tạo và nghiên cứu, 10 đơn vị phục vụ đào tạo.
2008
Thành lập Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Bản tin và Bộ phận website của ĐHQGHN
1993
1967
1956
1951
1945
|