Trong các công trình của ông, nổi bật là tập hợp các công trình điều tra cơ bản động vật học ở Việt Nam, được tập trung trong các tác phẩm: “Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam” (1969), “Động vật học có xương sống” (1971), “Hỏi đáp về động vật” (1973) và các bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.
Giáo sư là người chỉ đạo chương trình “Điều tra cơ bản khu hệ động vật, ký sinh trùng và côn trùng ở miền Bắc Việt Nam”. Chỉ đọc tên những công trình của ông cũng có thể nhận ra những chuyến đi khảo sát thực địa ngang dọc đất nước của ông: “Nghiên cứu động vật ở Thái Nguyên” (1961) “Dẫn liệu về khu động vật Việt Nam” (1962), “Nghiên cứu nguồn tài nguyên thiên nhiên hồ Ba bể tỉnh Bắc Kạn” (1988), “Nghiên cứu nguồn tài nguyên sinh vật ở châu thổ Sông Hồng”(1959 – 1964) và vấn đề giải quyết trong tương lai”, (1964) “Sưu tập thú ở miền cực Bắc Việt Nam” (1965), “Ghi chú về một sưu tập thú nhỏ ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình” (1966)… Ông là người đầu tiên mô tả hai loài Voọc ăn lá là Voọc Hà Tĩnh và Voọc mào, là người đầu tiên tìm thấy loài phụ vượn đen tuyền ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng biên giới Đông Bắc giáp Trung Quốc.
Giáo sư Đào Văn Tiến sinh năm 1920, tại Nam Định, mất năm 1995. là Nhà giáo Nhân dân, cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Giáo sư thỉnh giảng các trường đại học Paris (1979), Phnômpênh (1981), Antanarivo (1983), Chủ tịch danh dự Hội Sinh vật học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Nghiên cứu Quốc tế (IIG)…được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
|
Giáo sư Đào Văn Tiến |
|
Giáo sư Đào Văn Tiến (người ngồi giữa) cùng các thế hệ đồng nghiệp và học trò. |
|