GS Đặng Thai Mai là nhà văn, nhà phê bình văn học đã bắt đầu hoạt động văn hoá thời kỳ mặt trận dân chủ (1936 - 1939) nổi tiếng với tác phẩm “Văn học khái luận” (1944). Đó là cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lý luận văn học theo quan điểm tiến bộ như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Ông cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc vào Việt Nam qua các công trình “Lỗ Tấn” (1944), “Tạp văn Trung Quốc” (1944), các bản dịch “Lôi vũ”, “Nhật xuất” của Tào Ngu, “Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại” tập 1 (1958).
Sau cách mạng thánh Tám, ông đã từng giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ giám dục, Chủ tịch Uỷ ban hành chính và khánh chiến Thanh Hoá, Chủ tịch Hội liên hiệp văn học và nghệ thuật Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn học. Ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học; có những công trình sau: Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX (1960); Trên đường học tập và nghiên cứu tập 1, 1959; tập 2, 1965; tập 3, 1973.
Ông là người có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Ông là nhà lý luận phê bình sắc sảo.
Nhà nước ta đã đánh gia cao đóng góp của ông, tặng ông Huân chương Hồ Chí Minh (1982) và nhiều Huân chương khác. Cụm công trình gồm 8 tác phẩm nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới của ông đuợc truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
GS Đặng Thai Mai sinh ngày 25/12/1902 tại Nghệ An, mất năm 1984
|
GS. Đặng Thai Mai (trái) và nhà văn Quách Mạt Nhược (Trung Quốc) |
|
GS. Đặng Thai Mai với sinh viên Văn khoa khóa I |
|