Ông học ở Pháp từ năm 1928, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp từ tháng 5/1929. Từ năm 1931-1932, ông theo học ở trường Đại học Đông Phương Matxcơva rồi về nước hoạt động cách mạng trong xứ uỷ Nam kỳ. Từ năm 1933-1941, bị thực dân Pháp bắt giam 4 lần. Tháng 10/1943, ông là Bí thư xứ uỷ Nam kỳ. Sau tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn và 6 tỉnh Nam kỳ thành công, ông là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lâm thời Nam Bộ. Cuối năm 1945, ông được cử ra Bắc công tác và giảng dạy sử học.
Ông là một trong những người kiến tạo nên nền móng cho sự phát triển của một ngành khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta. Các tác phẩm tiêu biểu của ông là: Lịch sử chống quân xâm lăng (3 tập, 1956-1957); Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam (4 tập, 1.500 trang); Lịch sử cận đại Việt Nam; Miền Nam giữ vững thành đồng; Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám; Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh; Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Cụm công trình về lịch sử Việt Nam bao gồm các tác phẩm của ông đã được xuất bản từ năm 1956 tới năm 1978 được đánh giá cao bởi chứa đựng nhiều phát hiện mới, nêu ra những quan điểm có tính thuyết phục, khoa học. Nhà nước đã tặng Cụm công trình này giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996. Ông còn được phong Anh hùng lao động (2003), được tặng Huận chương Độc lập hạng Nhất và nhiều danh hiệu cao quý khác.
GS Trần Văn Giàu sinh ngày 11/9/1911 tại Châu Thành, Tân An (nay là Long An)
|
GS. Trần Văn Giàu (người ngồi) cùng các học trò, đồng nghiệp trong buổi lễ khoa Lịch sử đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động Ảnh: Bùi Tuấn |
|
GS. Trần Văn Giàu, phu nhân cùng các giáo sư: Trần Quốc Vượng, Đinh Xuân Lâm, HÀ Văn Tấn và Phan Huy Lê. Ảnh chụp lại của BT |
|