Cụm công trình lịch sử và văn hóa Việt Nam gồm: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX; Lịch sử cổ đại Việt Nam; Việt Nam văn hóa sử cương; Đất nước Việt Nam qua các đời.
Giáo sư Đào Duy Anh là nhà nghiên cứu văn hóa có công đóng góp vào việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Cụm công trình lịch sử và văn hóa Việt Nam là thành quả nổi bật của giáo sư bao gồm 4 công trình sau:
- “Việt Nam văn hóa sử cương”. Đây là cuốn sử đầu tiên, toàn diện về văn hóa Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Tác giả có cái nhìn duy vật biện chứng về lịch sử, với ý đồ thanh toán những điều hoang đường, sai lầm, xuyên tạc mà các nhà sử học phong kiến, tư sản, thực dân đem ra huyễn hoặc nhân dân.
|
Ảnh: BT |
- “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX” (2 quyển, 1955), gồm 56 chương, hợp thành 5 phần, có 10 trang niên biểu, 4 bản minh họa về dấu tích văn hóa cổ, 3 bản đồ đất nước qua các thời Đường, Trần – Hồ, thời Tây – Hán, 1 bản đồ về dấu tích cổ người Bắc Sơn và Hòa Bình. Tác giả sử dụng xuyên suốt phương pháp nghiên cứu lịch sử dựa trên việc tìm kiếm những tư liệu
- “Lịch sử cổ đại Việt Nam” (4 quyển, 1955) gồm các chương: Nguồn gốc dân tộc Việt Nam về các vấn đề Giao Chỉ: Việt tộc và Bách Việt; Người Bách Việt và cuộc kháng chiến với quân Tần; Sự hình thành nước Âu Lạc; Văn hóa Đông Sơn hay văn hóa Lạc Việt; Trạng thái văn hóa của người Lạc Việt; Cuộc xâm lược của Triệu Đà – Vấn đề xâm lược của Triệu Đà, vấn đề vị trí tượng quận; Cuộc xâm lăng của nhà Hán – Giao Chỉ - Cửu Chân – Nhật Nam; Những truyền thuyết về cổ sử nước ta.
- “Đất nước Việt Nam qua các đời” (232 trang, 1964) gồm 15 chương: Nước Văn Lang; Nước Âu Lạc; Nước Âu Lạc dưới ách đô hộ của nhà Hán; Nước Âu Lạc dưới ách đô hộ ngoại tộc trong thời Tam Quốc và thời Lưỡng Tấn; Nước Âu Lạc dưới ách đô hộ của Nam Bắc Triều; Nước ta dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường; Cương vực nước ta ở bước đầu sau thời kỳ khôi phục tự chủ; Cương vực nước ta ở thời Đinh Lê; Cương vực nước ta ở thời Lý; Nước Đại Việt ở đời Trần và Hồ; Những thay đổi về địa lý hành chính thời thuộc Minh; Sự diện cách về địa lý hành chính qua các đời Lê, Nguyễn; Các tỉnh nước Việt Nam đời Nguyễn; Sự mở mang lãnh thổ vào Nam qua các đời Lý, Trần, Hồ, Lê; Nhìn chung về lãnh thổ nước ta.
|