1. Nhóm các sản phẩm nghiên cứu cơ bản
Năm 2014, nghiên cứu khoa học cơ bản của ĐHQGHN tiếp tục phát triển theo hướng hội nhập và gắn với các vấn đề thực tiễn của Việt Nam. 10 sản phẩm nổi bật được tổng kết theo 3 nhóm như sau:
a) Công bố khoa học quốc tế
Năm 2014, cán bộ khoa học của ĐHQGHN đã công bố được 342 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus, trong đó số lượng bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI là 265 bài (xem Hình 1), đã vượt 65 bài so với chỉ tiêu 200 bài của Kế hoạch KH&CN giai đoạn 2011-2015 của ĐHQGHN, chiếm gần 15% tổng số bài báo quốc tế của cả nước. Trong số các công bố này, nhóm lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đóng góp 8%, nhóm lĩnh vực khoa học tự nhiên và y dược đóng góp 76%, nhóm lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ và khoa học liên ngành đóng góp 16%.
Hình 1. Số bài báo và chỉ số trích dẫn ISI của ĐHQGH theo các năm (nguồn: webofknowledge)
Không chỉ gia tăng về số lượng, chỉ số trích dẫn trên hệ thống tạp chí ISI tăng gần 30% (xem Hình 1); chỉ số trích dẫn trung bình của các bài báo ISI đạt 3,9; chỉ số h-index về tương quan giữa số lượng bài báo ISI và số lần trích dẫn là 24.
Hình 2. Xếp hạng công bố trên hệ thống SCOPUS của ĐHQGHN (nguồn:SCIMAGO)
Theo thống kê của bảng xếp hạng SCIMAGO, ĐHQGHN xếp thứ 2327 thế giới về thành tích công bố quốc tế trong CSDL Scopus (tiếp tục tăng 56 bậc so với năm 2013) (xem Hình 2). Chỉ số đổi mới sáng tạo (Innovation) thể hiện số lượng bài báo được trích dẫn trong các phát minh, sáng chế xếp thứ 284 thế giới (tăng 96 bậc so với năm 2013 và thuộc nhóm 4 cơ sở nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam (xem Hình 3). Hiện nay, toàn ĐHQGHN đang có 35 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích đã được cấp chứng nhận hoặc đã chấp nhận đơn. Chỉ số hợp tác quốc tế về công bố khoa học của ĐHQGHN đang có xu thế giảm (xem Hình 4), cho thấy xu hướng tăng lên của các công bố quốc tế bằng nội lực của các nhà khoa học ở ĐHQGHN.
Hình 3. Xếp hạng công bố và xếp hạng trích dẫn của ĐHQGHN trong các patent (nguồn: SCIMAGO)
Hình 4. Chỉ số hợp tác quốc tế trong công bố khoa học của ĐHQGHN (nguồn: SCIMAGO)
b) Sách chuyên khảo chất lượng cao
Trong năm 2014, Nhà xuất bản ĐHQGHN, thông qua Dự án Tủ sách Chất lượng cao, đã tổ chức bản thảo và xuất bản hơn 50 sách chuyên khảo, trong đó có một số công trình đã được trao giải thưởng công trình khoa học tiêu biểu ĐHQGHN, được giải thưởng sách hay Việt Nam. Đặc biệt, có 11 sách chuyên khảo được xuất bản bằng tiếng nước ngoài.
Các sách chuyên khảo này thuộc các lĩnh vực chuyên ngành, liên ngành, liên lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực then chốt như: kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, công nghệ môi trường, công nghệ sinh học, biến đổi môi trường, luật pháp, toán học. Số sách chuyên khảo trong các nhóm lĩnh vực là:
c) Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu cụ thể
- Nhóm lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Bộ tư liệu lịch sử về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa của GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển.
Báo cáo 30 năm đổi mới, tham gia quá trình tổng kết 30 năm đổi mới của Đảng của PGS.TS. Trần Nho Thìn, Trường ĐHKHXH&NV và PGS.TS. Phạm Văn Dũng, Trường ĐHKT.
Công trình nghiên cứu “Vân Đồn thương cảng quốc tế của Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, Trường ĐHKHXH&NV.
- Nhóm lĩnh vực khoa học tự nhiên và y - dược
Kết quả nghiên cứu phát hiện 57 loài côn trùng và giáp xác mới của nhóm các nhà khoa học Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Nghiên cứu phát hiện loại mang Roosevelt tại Việt Nam của tập thể tác giả TS. Lê Đức Minh, TS. Nguyễn Mạnh Hà, PGS.TS Đinh Đoàn Long, ThS. Nguyễn Đình Hải, TS. George Amato, CN. Nguyễn Văn Thành, CN Dương Thuý Hà, CN. Đỗ Tước (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên).
Phytolith tách từ rơm rạ và khả năng ứng dụng trong lĩnh vực môi trường của tập thể tác giả TS. Nguyễn Ngọc Minh, PhD. Dr. Stefan Dultz, GS.TS George Guggenberger, PGS.TS Flynn Picardal, GS.TS Juergen Schieber, TS. Bùi Thị Kim Anh, CN. Phạm Văn Quang (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên).
- Nhóm lĩnh vực khoa học kỹ thuật – công nghệ và nhóm lĩnh vực liên ngành
2082 chủng gen của Bảo tàng gen Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học đã được đăng ký thành công vào Cơ sở nguồn gen vi sinh vật toàn cầu.
Phát triển và ứng dụng công nghệ tin – sinh để xây dựng hệ gen người Việt của nhóm nghiên cứu Tin - Sinh học tại Trường ĐH Công nghệ.
2. Các sản phẩm chuyển giao, ứng dụng
a) Nhóm lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2014 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế.
b) Nhóm lĩnh vực khoa học tự nhiên và y - dược
Chuyển giao sản phẩm dầu diesel sinh học chất lượng cao của GS. Lưu Văn Bôi, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho Công ty vận chuyển khách Bài Thơ, Hạ Long.
Chuyển giao 25.000 viên gạch xốp cách nhiệt chịu lửa của KS. Nguyễn Văn Tâm, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho Công ty cổ phần vật liệu chịu lửa và xây lắp điện Việt Trung.
Hợp tác chế tạo hệ thống thiết bị và điều khiển trung tâm cho hệ thống chiếu sáng công cộng với công nghệ năng lượng mặt trời, ứng dụng công nghệ mạng GSM/GPRS kết hợp với mạng RF giữa Trường ĐH Công nghệ và công ty Hanen.
Chuyển giao 11 chế phẩm vi sinh cho Công ty TNHH dược phẩm Mê Linh.
Chuyển giao công nghệ bào chế thuốc viên nén bao phim Enereffect-Plus có độ ổn định cao cho Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình.
Chuyển giao công nghệ sản xuất 3 loại bộ kít tinh sạch DNA/RNA bằng hạt nano từ bọc silica cho Công ty cổ phần ANABIO RESEARCH&DEVELOPMENT.
Bộ sinh phẩm “BRCA1-METHYL Test” hỗ trợ chẩn đoán ung thư vú do PGS.TS. Võ Thị Thương Lan và nhóm nghiên cứu Trường ĐHKHTN sáng chế.
Hệ điện di mao quản tự động phân tích đa chỉ tiêu trong môi trường của GS.TS. Phạm Hùng Việt, Trường ĐHKHTN.
c) Nhóm lĩnh vực khoa học kỹ thuật – công nghệ và nhóm lĩnh vực liên ngành
Bộ công cụ đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài VIETEST do nhóm nhà khoa học của Trường ĐHKHXH&NV và Viện Công nghệ thông tin phối hợp xây dựng đã được sử dụng thử trên Website của ĐHQGHN và đang chuẩn bị chuyển giao cho Bộ GD&ĐT để xây dựng tiêu chuẩn chung cho cả nước.
>>> Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam (13/03/2015)
|