Nhóm nghiên cứu
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Nhóm nghiên cứu  >  
Nhóm nghiên cứu “Khoa học Phân tích trong môi trường, y - sinh, thực phẩm và ứng dụng”

1. Tên nhóm:
KHOA HỌC PHÂN TÍCH TRONG MÔI TRƯỜNG, Y - SINH, THỰC PHẨM VÀ ỨNG DỤNG
Trưởng nhóm: GS.TS Phạm Hùng Việt
Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD) - Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN.
Email: phamhungviet@hus.edu.vn
2. Các thành viên:
TS. Phạm Thị Kim Trang; TS. Dương Hồng Anh; TS. Đỗ Phúc Quân; ThS. Vi Thị Mai Lan; HVCH. Vũ Thị Duyên; HVCH. Bùi Văn Minh; ThS. Đào Mạnh Phú; NCS. Nguyễn Thị Hoa Mai; TS. Nguyễn Minh Tuệ; NCS. Lê Hữu Tuyến; ThS. Nguyễn Thúy Ngọc; CN. Nguyễn Thị Lý; CN. Phan Đình Quang; HVCH. Nguyễn Thị Thu Hương; HVCH. Phạm Thị Chung; HVCH. Phùng Thị Vĩ; HVCH. Trần Thị Mai; CN. Phạm Thị Hậu; CN. Ngô Thị Chiên; PGS.TS. Trần Đại Lâm; NCS. Nguyễn Hải Bình; TS. Mai Thanh Đức; ThS. Phạm Thị Thanh Thủy; ThS. Nguyễn Duy Chiến; ThS. Nguyễn Bích Ngọc; ThS. Nguyễn Văn Tăng; HVCH. Nguyễn Thanh Đàm; CN. Nguyễn Văn Quân.
3. Hướng nghiên cứu chính:
- Phát triển và ứng dụng các phương pháp phân tích lượng vết và siêu vết các hợp chất độc hại, đặc biệt là chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs) và chất gây rối loạn nội tiết tố (EDCs) trong các đối tượng môi trường, thực phẩm, y sinh.
- Nghiên cứu đánh giá sự ô nhiễm đất, trầm tích và nước cấp bởi kim loại nặng, đặc biệt là asen. Nghiên cứu về địa hóa nước ngầm, chất lượng nước uống, đặc biệt là về ô nhiễm kim loại nặng như asen, mangan...
- Phát triển các cảm biến hóa học và cảm biến sinh học dựa trên vật liệu polymer dẫn điện và vật liệu có cấu trúc nano ứng dụng trong quan trắc môi trường và kiểm soát an toàn thực phẩm, chẩn đoán lâm sàng.
- Nghiên cứu phát triển các thiết bị điện di mao quản sử dụng cảm biến điện hóa và ứng dụng cho mục tiêu quan trắc môi trường, kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm soát cht lưng dưc phẩm và nhiên liu sinh học.
4. Các kết quả và sản phẩm khoa học tiêu biểu trong 05 năm gần đây (từ năm 2009)
- Số dự án quốc tế: 07
- Số đề tài nghiên cứu khoa học (từ cấp ĐHQGHN): 17
- Số bài báo đăng trên tạp chí quốc tế ISI/ Scopus: 46
- Số bài báo đăng trên tạp chí quốc gia: 28
- Thiết bị trang bị cho đơn vị qua nguồn kinh phí nước ngoài: Khoảng 2 triệu USD
Một số thành tích về đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:
- Số giáo trình được mời giảng dạy tại nước ngoài cho bậc sau đại học: 01
- Số cán bộ đã cử đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài bằng nguồn hợp tác quốc tế: 40
- Tham gia điều phối chương trình đào tạo sau đại học phối hợp quốc tế: 02
- Số TS đã và đang đào tạo trong nước: 07 (trưởng nhóm: 05); phối hợp đào tạo quốc tế: 07 (trưởng nhóm: 06)
- Số ThS đã và đang đào tạo trong nước: 20 và phối hợp đào tạo quốc tế: 07
Các kết quả và sản phẩm khoa học tiêu biểu:
* Năm 2013: Giải thưởng Công trình khoa học tiêu biểu năm 2013 do Đại học Quốc gia Hà Nội tặng cho bài báo “Retardation of arsenic transport through a Pleistocene aquifer” (Cơ chế làm chậm sự di chuyển của asen qua tầng chứa nước sâu Pleistocene), Nature, Vol. 501, p. 204-207 (chỉ số ảnh hưởng của tạp chí là 38.597) Công trình này cũng được Bộ Khoa học và Công nghệ bình chọn là một trong 10 sự kiện khoa học nổi bật nhất năm 2013 và dược tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
* Năm 2012: Giải thưởng Công trình khoa học tiêu biểu năm 2011 do Đại học Quốc gia Hà Nội tặng cho bài báo “Arsenic pollution of groundwater in Vietnam exacerbated by deep aquifer exploitation for more than a century” (Nguy cơ tăng cao ô nhiễm asen trong nước ngầm ở Việt Nam do việc khai thác nước ngầm sâu trong hơn một thế kỷ), PNAS, Vol. 108 (4), p. 1246-1251 (chỉ số ảnh hưởng của tạp chí là 9.737).
* Chế tạo được 03 hệ thiết bị, gồm:
1. Hệ thiết bị điện di mao quản một kênh vận hành bằng tay (sản phẩm của đề tài trọng điểm cấp ĐHQGHN QGTĐ.08.04)
Chức năng:
Có thể sử dụng để phân tích các đối tượng khác nhau (cả vô cơ và hữu cơ) trong môi trường nước theo phương pháp điện di mao quản với detector độ dẫn không tiếp xúc (quy trình phân tích cụ thể do người sử dụng phát triển). Đã phát triển được quy trình phân tích As(tổng), As(V) trong nước ngầm
2. Hệ thiết bị điện di mao quản tự động bơm mẫu tuần tự (thiết bị CE-C4D- SIA) (sản phẩm của đề tài cấp nhà nước 03/HĐ-ĐT.03.12/CNMT thuộc chương trình do Bộ Công thương quản lý)
Chức năng:
Có thể sử dụng để phân tích các đối tượng khác nhau (cả vô cơ và hữu cơ) trong môi trường nước theo phương pháp điện di mao quản với detector độ dẫn không tiếp xúc. Điểm khác biệt so với hệ thương phẩm để bàn: (1) có thể thực hiện chức năng quan trắc tự động một số chỉ tiêu môi trường; (2) hệ có khả năng ghép nối với bộ phận tiền xử lý làm giàu mẫu trước khi phân tích. Đã phát triển các quy trình phân tích hàm lượng nhóm cation/ nhóm anioncơ bản trong nước mặt.
3. Thiết bị đo liên tục tự động nhu cầu ôxy hóa học (COD) (sản phẩm của đề tài cấp nhà nước HĐ-ĐT.07.12/CNMT thuộc chương trình do Bộ Công thương quản lý)
Chức năng:
Đo COD liên tục. Thiết bị được ghép nối với máy tính để thu thập và xử lý tín hiệu tự động. Dải đo: 20-1500 mg/l
Giới hạn phát hiện: 10 mg/l với chất chuẩn là KHP.
Thời gian phân tích 5-15 phút/mẫu.
Sản phẩm có giá thành khoảng 2/3 giá của các thiết bị ngoại nhập
* Nghiên cứu áp dụng và chuyển giao công nghệ cho các đơn vị trong nước: đang thực hiện hợp đồng phân tích PCBs trong 50.000 mẫu dầu của Tập đoàn điện lực Việt nam trị giá 137.000 USD (2013-2014).
5. Sản phẩm khoa học dự kiến trong 5 năm tới

TT
Sản phẩm
Mục tiêu nghiên cứu và chế tạo
Nội dung triển khai (dự kiến)
Các họat động thực hiện để tạo sản phẩm
Thời gian thực hiện (dự kiến)
1
20-25 bài báo ISI
Theo 4 hướng nghiên cứu chính kể trên
Thực hiện các đề tài hợp tác quốc tế, đề tài NCCB
Thực hiện các đề tài hợp tác quốc tế, đề tài NCCB
2014-2019
2
Các sản phẩm hệ thiết bị điện di mao quản tự động  có kích thước thu nhỏ, tiết kiệm năng lượng/ đăng ký giải pháp hữu ích
Thiết kế chế tạo được 02-03 sản phẩm mẫu/ đăng ký giải pháp hữu ích: những hệ điện di mao quản tự động có kích thước nhỏ gọn, có khả năng sử dụng nguồn ắc quy để có thể sử dụng tại hiện trường cho phân tích nước, có một hoặc đa kênh điện di
Thực hiện các đề tài ĐHQGHN, đề tài NCCB, đề tài cấp NN…
1. Thiết kế chế tạo các sản phẩm mẫu
2. Đăng ký giải pháp hữu ích cho thiết bị
3. Phát triển quy trình phân tích các chất vô cơ, hữu cơ trong nhiều loại mẫu nước môi trường như nước mặt, nước mưa, nước thải sử dụng các hệ thiết bị trên
2014-2019
3
Các loại cảm biến hóa/sinh học phân tích dược phẩm, thuốc trừ sâu
Chế tạo được 02 loại cảm biến hóa/sinh học để phân tích chọn lọc một số loại dược phẩm, thuốc trừ sâu
Thực hiện các đề tài NC các cấp và HTQT
1. Chế tạo được cảm biến hóa/sinh học để phân tích chọn lọc một số loại dược phẩm, thuốc trừ sâu
2. Thử nghiệm thực tế
2014-2019






 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan