Nhóm nghiên cứu
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Nhóm nghiên cứu  >  
Nhóm nghiên cứu Khu vực học

1. Tên nhóm:
NGHIÊN CỨU KHU VỰC HỌC
Trưởng nhóm: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN
Email trưởng nhóm: ngocnq@vnu.edu.vn
2. Các thành viên
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh;TS. Phạm Văn Lợi; ThS.NCS. Nguyễn Thị Phương Anh; ThS.NCS Vũ Đường Luân; ThS.NCS. Đặng Ngọc Hà; ThS.NCS. Nguyễn Thị Huệ.
3. Giới thiệu các hướng nghiên cứu chính
3.1. Nghiên cứu, tiếp cận hệ thống lý thuyết về khu vực học và khoa học liên ngành tiên tiến trong khu vực và thế giới, áp dụng vào thực tiễn công cuộc xây dựng và phát triển ở Việt Nam, phục vụ các yêu cầu phát triển bền vững;
3.2. Nghiên cứu tổng hợp các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của khu vực nghiên cứu dựa trên phương pháp liên ngành nhằm giải quyết các yêu cầu do thực tế đặt ra, phục vụ phát triển bền vững khu vực nghiên cứu;
3.3. Phối hợp với các địa phương/ khu vực triển khai các chương trình nghiên cứu tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường nhằm giải quyết các yêu cầu phát triển bền vững địa phương/ khu vực;
4. Giới thiệu các kết quả và sản phẩm khoa học tiêu biểu
4.1. Triển khai các đề tài nghiên cứu về lý thuyết Khu vực học
- Các thành viên tự đọc tài liệu, tự nghiên cứu về lý thuyết khu vực học trên thế giới và ở Việt Nam;
- Tham gia tổ chức và xây dựng nội dung Hội thảo Nghiên cứu và đào tạo Khu vực học;
- Tham gia đề tài Khu vực học trên thế giới và ở Việt Nam: lý luận và thực tiễn (Đề tài cấp ĐHQGHN, do GS.TS. Trương Quang Hải chủ trì)
4.2. Triển khai các nghiên cứu khu vực học phục vụ các yêu cầu phát triển bền vững đất nước
4.2.1.Triển khai các nghiên cứu phục vụ phát triển bền vững khu vực thủ đô Hà Nội
Trong 5 năm gần đây nhóm Khu vực học đã triển khai hoặc tham gia triển khai hàng loạt đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu về Hà Nội và khu vực Thủ đô, tiêu biểu như:
- Tham gia chủ trì và triển khai nhiều đề tài khoa học công nghệ nhằm cung cấp các hiểu biết cơ bản, quan trọng về lịch sử hình thành và phát triển Thăng Long - Hà Nội phục vụ Đại lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội,
- Triển khai, hoàn thành công trình nghiên cứu xây dựng Địa chí Cổ Loa;
- Tham gia xây dựng và hoàn thiện cuốn Atlas Thăng Long - Hà Nội;
- Tham gia tổ chức Hội thảo quốc tế Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội Văn hiến - Anh hùng - Vì hòa bình”, hoàn thiện sách Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội;
- Hoàn thành nhiệm vụ KHCN Xây dựng và triển khai mô hình quản lý và bảo vệ môi trường dựa trên văn hóa cộng đồng ở một số làng nghề ven sông Cà Lồ (Nhiệm vụ bảo vệ môi trường, nhóm A, cấp ĐHQGHN, do TS. Phạm Văn Lợi và PGS.TS. Phạm Hồng Tung đồng chủ trì;
- Triển khai nghiên cứu xây dựng Địa chí Đông Anh, Đề tài hợp tác với Huyện ủy, UBND, Huyện Đông Anh, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ trì;
- Bách khoa thư Hà Nội phần Hà Nội mở rộng, tập Lịch sử, chính trị và pháp luật, Đề tài hợp tác với Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ trì;
- Dự án Tủ sách Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến (giai đoạn 2),
- Dự án Nghiên cứu Lịch sử Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Quỹ tín thác UNESCO, Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội;
- Địa danh hành chính khu vực Thăng Long-Hà Nội truyền thống từ Thế kỷ XIX đến nay, Đề tài cấp ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Việt Thanh chủ trì;
- Biến đổi văn hóa truyền thống của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm trong thời kỳ đổi mới, Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, ThS.NCS. Nguyễn Thị Phương Anh chủ trì;
4.2.2. Triển khai các nghiên cứu phục vụ phát triển bền vững đất nước
- Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý nhà nước đặc thù của các đô thị trực thuộc trung ương ở nước ta, Đề tài cấp Nhà nước, mã số KX.02-03/06-10, do GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ trì;
- Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Đề tài cấp nhà nước mã số KX03.16/06-10, thuộc Chương trình KH&CN KX03/06-10, do PGS.TS. Phạm Hồng Tung chủ trì;
- Đề tài Phát huy nguồn nhân lực nữ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Chương trình KX.03/11-15, do PGS.TS. Nguyễn Việt Thanh chủ trì;
- Tham gia tổ chức nội dung một số tiểu ban Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học, từ lần thứ nhất (1998) đến lần thứ tư (2012);
4.2.3. Triển khai các nghiên cứu phát triển bền vững khu vực biên giới, hải đảo
Các thành viên trong nhóm đã triển khai hoặc tham gia triển khai một số đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu về khu vực biên giới và hải đảo, tiêu biểu là các công trình sau:
- Tổng hợp, đánh giá các nguồn tư liệu Việt Nam và phương Tây về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Đề án 79 của Bộ Ngoại giao, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc chủ trì.
- Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ, Đề tài cấp Nhà nước, thuộc Chương trình KHCN cấp Nhà nước Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc chủ trì.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho Từ điển văn hóa Thái-Tày-Nùng (phần văn hóa vật thể và phi vật thể), 02 đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Việt Thanh chủ trì;
- Nghiên cứu những biến đổi về văn hóa xã hội các dân tộc ít người ở miền núi tỉnh Quảng Nam, Đề tài hợp tác với Đại học Gothenburg, Thụy Điển, TS. Phạm Văn Lợi chủ trì;
- Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những giá trị lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển bền vững huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, (GS.TS. Trương Quang Hải chủ trì), TS. Phạm Văn Lợi là thư ký;
- Nghiên cứu những biến đổi điều kiện sống, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các cộng đồng cư dân khu vực tái định cư thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La, Đề tài cấp tỉnh, Hợp tác với tỉnh Sơn La, TS. Phạm Văn Lợi chủ trì;
- Tham gia triển khai tổ chức thành công 6 Hội nghị toàn quốc về Thái học; đang tích cực chuẩn bị Hội nghị toàn quốc về Thái học Việt Nam lần thứ VII (2014);
4.2.4. Triển khai các nghiên cứu phục cụ phát triển bền vững các địa phương/ khu vực khác
- Công trình nghiên cứu và xây dựng cuốn Địa chí Nam Định, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ trì;
- Hội thảo Yên Hưng - truyền thống và định hướng phát triển, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc phụ trách phần nội dung;
- Đề tài Xây dựng mô hình quản lý và bảo vệ môi trường dựa trên văn hóa cộng đồng ở một số làng nghề của tỉnh Thái Bình, Đề tài cấp tỉnh, TS Phạm Văn Lợi chủ trì;
5. Sản phẩm khoa học dự kiến trong 5 năm tới:

TT
Sản phẩm
Mục tiêu nghiên cứu và chế tạo
Nội dung triển khai (dự kiến)
Các hoạt động thực hiện để tạo sản phẩm
Thời gian thực hiện (dự kiến)
1
Địa chí Đông Anh
 
 
-    Nghiên cứu thực địa;
-    Xử lý tài liệu;
- Viết báo cáo tổng hợp đề tài;
- Biên tập địa chí
2014
2
Báo cáo tổng kết đề tài Địa danh hành chính khu vực Thăng Long-Hà Nội truyền thống từ thế kỷ XIX đến nay
 
 
-    Nghiên cứu thực địa;
-    Xử lý tài liệu;
-    Viết báo cáo tổng hợp đề tài
2014
3
Sách và báo cáo tổng kết đề tài Phát huy nguồn nhân lực nữ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
 
 
-    Nghiên cứu thực địa;
-    Xử lý tài liệu;
- Viết báo cáo tổng hợp đề tài;
- Biên tập sách
2015
4
Sách – kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về Thái học lần thứ 7
 
 
- Thu thập bài viết;
- Biên tập kỷ yếu
2014
5
Bộ Từ điển văn hóa Thái-Tày-Nùng
 
 
- Biên tập nội dung sách;
2015
6
Nghiên cứu những biến đổi về văn hóa xã hội các dân tộc ít người ở miền núi tỉnh Quảng Nam
 
 
-    Nghiên cứu thực địa;
-    Xử lý tài liệu;
- Viết báo cáo
2014
7
Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những giá trị lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển bền vững huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
 
 
-    Nghiên cứu thực địa;
-    Xử lý tài liệu;
Viết báo cáo tổng hợp đề tài
2014
8
Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiên cứu những biến đổi điều kiện sống, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các cộng đồng cư dân khu vực tái định cư thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La
 
 
-    Nghiên cứu thực địa;
-    Xử lý tài liệu;
- Viết báo cáo tổng hợp đề tài
2014
9
Báo cáo tổng kết đề tài Xây dựng mô hình quản lý và bảo vệ môi trường dựa trên văn hóa cộng đồng ở một số làng nghề của tỉnh Thái Bình
 
 
-    Nghiên cứu thực địa;
-    Xử lý tài liệu;
- Viết báo cáo tổng hợp đề tài
2014

 





 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :