Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Chương trình, dự án, đề tài  >   Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp
MỘT SỐ ĐỀ TÀI HỢP TÁC VỚI CÁC BỘ/NGÀNH/ ĐỊA PHƯƠNG/ DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2010

 
I. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong giai đoạn 2006-2010 đã phối hợp, kết hợp chặt chẽ với nhiều cơ quan trong nước thực hiện các đề tài, dự án, hội thảo hội nghị trong nhiều lĩnh vực, cụ thể như sau:
Quy hoạch bảo vệ môi trường: đã thực hiện được 3 đề tài: 1) Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí, Quảng Ninh; 2) Quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Yên Hưng và 3) Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đến 2020. Các đề tài này đều sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương. Hiện nay, đề tài tài Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đang trong giai đoạn nghiệm thu, 2 đề tài còn lại đã được hội đồng nghiệm thu tỉnh Quảng Ninh đánh giá đạt chất lượng tốt.
Đánh giá tác động môi trường: Giai đoạn 2006-2010, đã thực hiện 2 báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty Than Vàng Danh (đã nghiệm thu tại hội đồng cấp nhà nước) và 10 báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược của các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh. Hầu hết các báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược đã được nghiệm thu với kết quả tốt tại hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước.
Đánh giá ảnh hưởng và đề xuất giải pháp khắc phục hậu quả của chất độc hóa học (Dioxin) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: Đề tài sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương về bảo vệ môi trường. Mục tiêu của đề tài là phân vùng ảnh hưởng chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từ đó đề xuất các giải pháp, các dự án ưu tiên nhằm khắc phục hậu quả.
Nghiên cứu và đánh giá đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và tai biến thiên nhiên: đang hợp tác với nhiều cơ quan nghiên cứu và các địa phương để thực hiện các đề tài nghiên cứu và các dự án ứng dụng theo hướng nghiên cứu này, cụ thể như sau: 1) Lập bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ vùng biển Nam Trung bộ từ 0 - 30 m nước, tỷ lệ 1:100.000; 2) Lập bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ vùng biển Cửa Mỹ Thạnh - Lạc Hòa, tỉnh Sóc Trăng tỷ lệ 1:100.000; 3) Lập bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh; 4) Lập bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ vùng biển Hà Tiên - Phú Quốc, tỷ lệ 1:100.000; 5) Lập bản đồ địa mạo đường biển Tây Nam 30 - 100 m nước, tỷ lệ 1:500.000; 6) Lập bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ vùng biển Trà Cổ - Cửa Nhượng; 7) Nghiên cứu địa mạo và tai biến thiên nhiên khu vực Thừa Thiên - Huế (chủ trì đề tài nhánh, thuộc đề tài Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu tai biến thiên nhiên khu vực Thừa Thiên - Huế); 8) Nghiên cứu địa mạo và tai biến thiên nhiên cho xây dựng hồ sơ bảo tồn cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc.
Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá tài nguyên và theo dõi diễn biến tài nguyên: là một trong những trung tâm hàng đầu về ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu và theo dõi tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, nhiều cán bộ đang có nhiều đề tài hợp tác với các địa phương và các cơ quan nghiên cứu triển khai các dự án, đề tài NCKH liên quan đến lĩnh vực này: 1) Xây dựng bản đồ nhạy cảm sinh thái thành phố Hải Phòng; 2) Áp dụng công nghệ viễn thám và GIS trong công tác nuôi trồng thủy sản; 3) Ứng dụng viễn thám và GIS trong cung cấp nước sạch cho một số vùng nông thôn ở Tây Nguyên; 4) Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu tài nguyên nước ở Hòa Bình; 5) Ứng dụng viễn thám và GIS trong tìm kiếm nước ngầm ở vùng Karst Đông Bắc; 6) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám vào công tác quản lý nhà nước ngành Bưu chính viễn thông tỉnh Quảng Ngãi; 7) Nghiên cứu xây dựng bản đồ tiếng ồn khu vực sân bay thành phố Đà Nẵng.
Nghiên cứu ứng dụng địa chính và công nghệ địa chính: trong quá trình 10 năm phát triển, hiện nay ngành địa chính và công nghệ địa chính đang phát huy được thế mạnh của mình trong việc triển khai các đề tài NCKH. Giai đoạn 2006-2010, ngành địa chính và công nghệ địa chính đã thực hiện các đề tài: 1) “Đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính khu vực Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc”, 2) “Đo vẽ và thành lập bản đồ địa hình 1/500 làng cổ Đường Lâm”; 3) “Đo vẽ và thành lập bản đồ địa hình 1/500 huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế”.
Hợp đồng với Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội về nghiên cứu loại bỏ asen khỏi nước cấp, 2008.
Xử lý nước cấp cho Công an Hoài Đức, Hà Nội, 2008.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xúc tác xử lý nước nhiễm phèn kiểu Ferrosel(gọi là hạt xúc tác Aluwat) cho tỉnh Bạc Liêu 2008-2009.
Cải thiện chất lượng nước hồ Kim Liên và hồ Hữu Tiệp bằng tổ hợp phương pháp cơ sinh hoá học (trong khuôn khổ Dự án kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -Hà Nội) 2009-2010.
Hợp đồng tư vấn xây dựng phương án cải tạo hệ thống xử lý hèm cồn cho nhà máy mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa 2009 (đang xây dựng).
Hợp đồng với Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ NN & PTNN về đào tạo, kiểm tra chéo chất lượng phân tích asen trong nước cho các tỉnh trên toàn quốc 2007-2008.
Hợp đồng với Trung tâm Quan trắc Môi trường của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội về giám sát thực hiện các chương trình quan trắc môi trường, 2007-2008
Hỗ trợ Cục Bảo vệ Môi trường tổ chức các khóa đào tạo về Sử dụng dấu chuẩn sinh học trong quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường, 2007-2008.
Các hợp đồng với Cục Bảo vệ Môi trường trong khuôn khổ Dự án thí điểm về loại bỏ PCBs ở Việt Nam (PCB-MEPV)
Đào tạo về thu thập kiểm kê và phân tích PCBs tại các điểm trình diễn, Dự án thí điểm về loại bỏ PCBs ở Việt Nam (PCB-MEPV), 2008.
Kiểm tra liên phòng thí nghiệm về phân tích PCBs sử dụng GCMS/ECD và thiết lập nhóm chuyên gia phân tích PCBs từ các phòng thí nghiệm có năng lực, 2008.
Đánh giá chất lượng đất, nước ngầm tại các khu công nghiệp Quế Võ - Bắc Ninh, Tiên Sơn - Bắc Ninh, Quang Châu - Bắc Giang,  Phố Nối A - Hưng Yên 2005 - 2008.
 
II. Trường Đại học Công nghệ
Trường Đại học Công nghệ đã hợp tác với Viện Khoa học Công nghệ Quân sự, Bộ quốc phòng nghiên cứu thành công Hệ thống dẫn đường quán tính theo  Đề tài trọng điểm ĐHQGHN: “Nghiên cứu tích hợp hệ thống dẫn đường quán tính trên cơ sở cảm biến vi cơ điện tử phục vụ điều khiển dẫn đường phương tiện chuyển động” mã số QGTĐ.05.09.
Hệ thống dẫn đường quán tính phục vụ tốt cho việc dẫn đường các vật thể chuyển động trên mặt đất và đặc biệt thích hợp cho các vật thể bay với tốc độ không quá cao (cỡ vài trăm km/h). Hiện nay đã có hệ thống dẫn đường vệ tinh được xây dựng như GPS của Mỹ, GALILEO của Châu âu…, ở nước ta các thiết bị dẫn đường, dịch vụ vệ tinh và thiết bị dẫn đường khác dùng cho phương tiện chuyển động đều là các thiết bị nhập ngoại hoàn toàn. Tuy nhiên khi sử dụng các hệ thống này thì việc lệ thuộc vào nước ngoài là điều không thể tránh khỏi, hơn nữa có nhiều sản phẩm quan trọng mà các nước không thể chuyển giao hoặc giá thành chuyển giao công nghệ là rất lớn. Chính vì vậy nước ta cần có nghiên cứu độc lập, làm chủ công nghệ quan trọng này, tiết kiệm ngân sách của quốc gia.
Hệ thống đã được thử nghiệm dưới tác động môi trường khai thác sử dụng đặt ra trong phòng thí nghiệm và trên đối tượng chuyển động và đang trong quá trình thử nghiệm thực địa.
 
III. Trường Đại học Kinh tế
Trường ĐHKT đã phát triển và khai thác các quan hệ HT trong NCKH với các Tập đoàn KT lớn, Hiệp hội các Doanh nghiệp, v.v…Trong năm 2009 Trường ĐHKT đã thực hiện thành công Chương trình hợp tác NC và tư vấn cho PVN, Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN trong các lĩnh vực:
-       Đánh giá vai trò, vị trí của ngành Dầu khí trong nền Kinh tế quốc dân phục vụ “Chiến lược phát triển tăng tốc của PVN đến 2015, định hướng đến 2025”.
-       Xây dựng dự báo tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam sau khủng hoảng và hành động của PVN trong giai đoạn vượt qua khủng hoảng.
-       Nghiên cứu tư vấn các thị trường cụ thể cũng như xây dựng công cụ dự báo giá của các sản phẩm của ngành Dầu khí như sản phẩm dầu, khí, đạm…
-       Tổ chức các khóa học ngắn hạn về dự báo giá năng lượng.
 
IV. Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển :
Bên cạnh những nhiệm vụ, đề tài thuộc các Chương trình nghiên cứu lớn, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển tiếp tục phát huy thế mạnh trong hợp tác với các cơ quan, địa phương trong nước, triển khai nghiên cứu khoa học, phục vụ phát triển đất nước. Từ năm 2006 đến nay, Viện đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, trong đó các đề tài tiêu biểu là:
- Đề tài Lịch sử Thăng Long - Hà Nội do GS Phan Huy Lê chủ trì.
- Đề tài Atlas Thăng Long - Hà Nội do GS.TS Trương Quang Hải chủ trì (hợp tác với Nhà xuất bản Hà Nội), đã nghiệm thu và xuất bản tháng 10 năm 2010.
- Đề tài Điều tra, sưu tầm tư liệu thuộc Dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” do PGS.TS Vũ Văn Quân chủ trì (hợp tác với Nhà xuất bản Hà Nội).
- Xây dựng các đề án tiếp tục chương trình nghiên cứu về Hà Nội với 4 mảng đề tài về Địa chí, Địa lý, Địa danh và hệ thống bản đồ Hà Nội (phối hợp với UBND TP Hà Nội).
- Phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ tư Đóng góp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam (Cao Bằng, 2006) và phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ năm: Địa danh và những vấn đề lịch sử-văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái Việt Nam (Điện Biên Phủ, 2009); hợp tác với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo khoa học Đô thị Quảng Yên - truyền thống và định hướng phát triển (Quảng Yên, 2010). Các hoạt động khoa học này đã khẳng định hiệu quả phục vụ thực tiễn của Viện nghiên cứu cơ bản và liên ngành, góp phần hoạch định mô hình và chính sách phát triển bền vững của các địa phương.
 
V. Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học:
Trong hợp tác với các cơ quan trong nước, Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học đã thực hiện một số nghiên cứu và ký hợp đồng chuyển giao một số công nghệ sau:

Nội dung
Sản phẩm ứng dụng
Địa chỉ ứng dụng
Thử nghiệm
Thành phẩm
Chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn
X
 
Trung tâm chuyển giao công nghệ Thái Bình
Phát triển chế phẩm vi sinh vật xử lý ô nhiễm chuồng trại chăn nuôi
X
 
Viện nông hoá thổ nhưỡng
Phát triển chế phẩm Probiotic và enzyme cho chăn nuôi.
X
 
Viện Chăn nuôi
Chế phẩm vi sinh vật cho sản xuất phân bón hữu cơ từ than bùn
X
 
Công ty dịch vụ khoa học Phương Nam, TP Hồ Chí Minh
Chế phẩm vi sinh vật xử lý rác thải đô thị
 
X
Công ty Tâm Sinh nghĩa
Phân bón qua lá sinh học
 
X
Công ty Môi trường xanh
Chế phẩm enzyme Taq Polymerase
 
X
Trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp TP Hồ Chí Minh

 
Ngoài ra các đơn vị trong ĐHQGHN đã và đang thực hiện nhiều dự án liên kết với các Bộ, Ngành và Địa phương khác.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
  • Không có tin nào liên quan!
Trang: