Nhiệm vụ chiến lược
Trang chủ   >  Nhiệm vụ chiến lược  >   Thông tin về chương trình  >   Quản trị Kinh doanh
GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUẢN TRỊ KINH DOANH

1.1. Giới thiệu về trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Trường ĐHKT- ĐHQGHN được thành lập ngày 6 tháng 3 năm 2007 trên cơ sở Khoa Kinh tế, trực thuộc ĐHQGHN (tiền thân là Khoa Kinh tế Chính trị, trường ĐH Tổng hợp, được thành lập vào tháng 11 năm 1974) là cơ sở giáo dục ĐH có chức năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh; Sáng tạo và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội; tạo môi trường thuận lợi để sáng tạo, nuôi dưỡng, phát triển tài năng trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và QTKD hiện đại.
Tính đến thời điểm hiện tại, trường ĐHKT- ĐHQGHN có 05 Khoa đào tạo: Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, QTKD, Kinh tế Phát triển, Kinh tế Chính trị và Tài chính Ngân hàng. Ngoài ra, Trường còn có các TT nghiên cứu và dịch vụ trực thuộc như TT Nghiên cứu Đầu tư Nước ngoài, TT Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, TT Nghiên cứu Kinh tế Phát triển, TT Nghiên cứu Quản lý Quốc tế, TT Đào tạo Giáo dục Quốc tế, TT Đảm bảo Chất lượng Giáo dục.
Với ưu thế là đơn vị thành viên của ĐHQGHN, trường ĐHKT- ĐHQGHN được thừa hưởng lợi thế rất lớn, như tính tự chủ cao, được ưu tiên đầu tư của Nhà nước, được sử dụng các nguồn lực chung (GV cho các môn học chung, CSVC, thư viện…), phát triển các chương trình đào tạo, nghiên cứu có tính liên ngành cao. Đồng thời với truyền thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trường ĐHKT- ĐHQGHN có các ngành đào tạo từ cử nhân đến TS. Phần lớn các khung chương trình, nội dung môn học được cải tiến và xây dựng mới theo phương pháp tiếp cận hiện đại, chú trọng đến đạt chuẩn đầu ra. Trường đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ nên khá linh hoạt cho người học lựa chọn, đặc biệt là các chương trình đào tạo bằng kép với các trường ĐH thành viên của ĐHQGHN, các ĐH trong và ngoài nước.
Trong lĩnh vực hợp tác, Trường đã thực hiện các chương trình liên kết đào tạo quốc tế từ bậc cử nhân đến tiến sĩ với nhiều ĐH đã được kiểm định chất lượng ở các nước phát triển, trong đó đặc biệt là các trường ĐH có uy tín cao như ĐH UC Berkely (Hoa Kỳ), ĐH Uppsala (Thụy Điển) và ĐH Massey (New Zealand). Ngoài ra, trường ĐHKT- ĐHQGHN còn có mạng lưới hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, hiệp hội doanh nghiệp lớn và các bộ ngành, viện nghiên cứu có sử dụng sản phẩm đào tạo, nghiên cứu của Nhà nước.
Trường ĐHKT- ĐHQGHN còn là một trong những trường ĐH có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, đặc biệt hiện nay Trường đang áp dụng quản lý theo phương thức quản trị đại học hiện đại.
Trong những năm qua, nhiều nhà khoa học, nhà chính trị, nhà quản lý đầu ngành và nhiều tài năng trong nước đã được đào tạo hoặc trưởng thành từ trường ĐHKT- ĐHQGHN. Rất nhiều cán bộ lãnh đạo trong các viện nghiên cứu về kinh tế, các GV dạy các chuyên ngành kinh tế khác nhau của các học viện, trường ĐH đã trưởng thành từ trường ĐHKT- ĐHQGHN.
1.2. Giới thiệu về khoa Quản trị Kinh doanh – trường ĐHKT
Cùng với việc thành lập trường ĐHKT thuộc ĐHQGHN, khoa QTKD được thành lập và là một trong các khoa chính của Trường. Sứ mệnh của Khoa là đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản lý các chức năng kinh doanh cho các doanh nghiệp và cán bộ quản lý cho các tổ chức kinh tế xã hội khác.
Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức to lớn. Một trong những thách thức này là sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ doanh nhân và CBQL doanh nghiệp có trình độ quốc tế. Thực tế cho thấy đội ngũ các nhà QTKD ở Việt Nam có kiến thức rất hạn chế về kinh tế thị trường và kinh doanh quốc tế, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với doanh nghiệp trên thế giới. Một lượng lớn đội ngũ CBQL hiện tại được đào tạo từ Liên Xô cũ và một số nước châu Âu nay tuổi đã cao và cần phải được đào tạo lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Số cán bộ được đào tạo theo ngân sách Nhà nước hàng năm còn thấp và một số lớn sau khi tốt nghiệp không làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước mà ở lại nước ngoài hoặc làm việc ở các công ty của nước ngoài. Một phần lớn đội ngũ các nhà QTKD được đào tạo trong nước theo chương trình đại trà hiện nay lại chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như thành công trong hội nhập, Việt Nam phải có một đội ngũ các nhà doanh nhân, CBQL có trình độ và khả năng giao tiếp quốc tế tốt. Đào tạo tốt đội ngũ doanh nhân không chỉ đáp ứng đòi hỏi của xã hội về đội ngũ doanh nhân chất lượng cao, mà còn đóng góp rất thiết thực vào sự phát triển kinh tế- xã hội.
Từ khi được thành lập năm 2007, số GV, CBQL của khoa không ngừng được tăng lên đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng tăng. Tính đến năm 2008 (trước thời điểm thực hiện ĐATP), Khoa QTKDcó 6 GV trình độ TS có khả năng và sẵn sàng tham gia ĐATP, trong đó có 4 GV có thể giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh; ngoài ra, Khoa còn có đội ngũ cán bộ nguồn có trình độ ThS, phần lớn được đào tạo bài bản ở nước ngoài và đội đông đảo GV thỉnh giảng, GV mời có trình độ TS từ các đơn vị uy tín trong và ngoài Trường ĐHKT. Trong đội ngũ CBQL tham gia ban điều hành ĐATP có  3 CBQL có thể sử dụng tiếng Anh trong công việc; phần lớn đội ngũ này chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về quản trị đại học tiên tiến trong cũng như ngoài nước. Như vậy, để phát triển ngành QTKD sớm đạt trình độ quốc tế, cần thiết phải tăng cường và phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ GV và CBQL.
Khoa QTKD hiện đã và đang thực hiện 08 đề tài các cấp. Các đề tài NCKH của Khoa QTKD tập chung vào các hướng chính là: Quản trị công ty theo tiếp cận khoa học và hiện đại; Marketing của các doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi; Chiến lược kinh doanh theo tiếp cận hài hoà Đông – Tây; Quản trị nhân sự trong môi trường toàn cầu; Văn hoá doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Lãnh đạo trong thế kỷ 21. Khoa đã tổ chức 01 hội thảo hội nghị; công bố 10 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và 10 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước; 02 bài báo đang trên các tạp chí chuyên ngành ở nước ngoài; 03 cuốn sách tham khảo được xuất bản.
Về đào tạo cử nhân, năm 2008 Trường ĐHKT đã có chương trình đào QTKD hệ chuẩn.  Chương trình này được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT và tham khảo một số chương trình đào tạo về QTKD của một số trường ĐH tiên tiến trên thế giới. Tính đến thời điểm năm 2008, Khoa đã biên soan 15 giáo trình, 19 tập bài giảng phục vụ chung cho các chương trình đào tạo.
Về cơ sở vật chất, Khoa đang sử dụng 03 phòng học (là cơ sở của trường thuê dài hạn) được trang bị và dùng chung với một số chương trình khác của Trường. Ngoài ra, hệ thống các phòng máy tính, thư viện Khoa dùng chung với các chuwng trình khác của Trường và các cơ sở dùng chung của ĐHQGHN.
Về hợp tác quốc tế, các GV, CBQL của Khoa cùng với Trường đã và đang triển khai chương trình hợp tác với trường UC Berkely (Mỹ) và một số trường đại học của Nhật Bản, Thái Lan về chương trình đào tạo, trao đổi giảng viên, SV, và thực tập thực tế. Đồng thời, Trường có quan hệ hợp tác và ký MOU với 20 doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
1.3. Giới thiệu về trường đối tác
Đối tác đào tạo ngành QTKD đạt trình độ quốc tế của trường ĐHKT- ĐHQGHN là trường Haas School of Business (HSB). HSB là một trong 14 trường thuộc Đại học California- Berkeley (UC Berkeley) đặt ở thành phố Berkeley thuộc phía Nam nước Mỹ. Đây trong những khu tập trung nhiều ĐH lớn của hệ thống ĐH California. UC Berkeley đào tạo 130 lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.
UC Berkeley với hơn 100 năm hình thành và phát triển, đào tạo về lĩnh vực quản lý cho những SV xuất sắc trên toàn thế giới. HSB là một trong những cơ sở uy tín trên thế giới về cung cấp những ý tưởng mới và kiến thức cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, là cái nôi đào tạo ra những doanh nhân tài năng. HSB đào tạo nhiều chương trình về QTKD như chương trình đào tạo Thạc sĩ QTKD, chương trình đào tạo Thạc sĩ kỹ thuật tài chính, chương trình đào tạo Tiến sĩ QTKD, chương trình đào tạo đại học và những chương trình học ngắn hạn. Chương trình đào tạo bậc ĐH ngành QTKD của trường HSB thuộc UC- Berkeley được xếp hạng là một trong ba chương trình đào tạo ĐH uy tín nhất thế giới [Phụ lục 1].
1.4. Sự cần thiết của việc thực hiện Đề án thành phần
ĐATP xây dựng và phát triển ngành QTKD đạt trình độ quốc tế là một trong các ĐATP thuộc NVCL của ĐHQGHN nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, NCKH, quản lý điều hành, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế, từng bước phát triển ĐHQGHN đạt trình độ đẳng cấp quốc tế. ĐATP được thực hiện từ năm 2008-2014, tại khoa QTKD, trường ĐHKT- ĐHQGHN với quy mô đào tạo hàng năm khoảng 60 SV.
Ngay từ đầu năm 2007, những tín hiệu khả quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ đầu tư trong và ngoài nước, hàng loạt doanh nghiệp mới ra đời và mở rộng quy mô sản xuất đã tạo ra “cơn sốt” thiếu hụt nguồn lao động. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, cơn sốt thiếu lao động đang lan rộng. Trong hội nghị APEC vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có dịp gặp gỡ với các nhà đầu tư nước ngoài, theo đó nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá là thiếu hụt trầm trọng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế, nếu không giải quyết tốt, sự thiếu hụt đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và tiến độ đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nói riêng. Để khắc phục sự hụt hẫng nguồn nhân lực, đã có không ít doanh nghiệp buộc phải thuê lao động quản lý nước ngoài có trình độ cao và thích nghi môi trường cạnh tranh cao.
Hiện nay, mức lương trả cho người nước ngoài cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với người Việt, chưa kể phụ cấp đi lại, nơi ở. Thực trạng này đặt ra vấn đề cần phải nội địa hóa bộ máy quản lý để giảm chi phí. Đây cũng là một trong những mục tiêu nhiều liên doanh dự kiến thực hiện trong năm 2006. Tuy nhiên, nhân tài luôn hiếm, nhất là những người vững về chuyên môn lại có khả năng giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Anh và kinh nghiệm quản lý. So với các nước trong khu vực, thứ bậc xếp hạng về chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn thấp. Hiện nay Việt Nam chỉ đạt 3,79/10, so với Trung Quốc là 5,73/10 và Thái Lan là 4,04/10. Do đó, Việt Nam không chỉ thiếu nguồn nhân lực về số lượng mà còn cả chất lượng.
Ở các nước trên thế giới, đào tạo ngành QTKD đang là một trong những mũi nhọn của hầu hết các nước phát triển. Mỗi năm có hàng ngàn doanh nghiệp ở Mỹ được thành lập, song song với nó là hàng ngàn doanh nghiệp phá sản. Do vậy, nhu cầu doanh nhân tài giỏi để lãnh đạo doanh nghiệp và cạnh tranh trong bối cảnh khốc liệt đã khiến cho nhu cầu đào tạo nhân lực ngành QTKD trở thành then chốt quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Tại Thái lan, Singapore, Malaysia và đặc biệt là Trung Quốc, Chính phủ các nước này đã có chính sách chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ngành QTKD bên cạnh sự phát triển về khoa học công nghệ.
Hiện nay, hầu hết các nước đã xây dựng được chương trình đào tạo ngành QTKD đạt trình độ khu vực và được thế giới công nhận, gián tiếp thu hút lượng lớn SV học ngành QTKD trong nước và hạn chế nạn chảy máu chất xám. Trung Quốc đã và đang ngày càng khẳng định vị thế về đào tạo chất lượng cao với hai trường ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh nằm trong top 500 trường ĐH hàng đầu thế giới, trong đó có ngành QTKD. Có thể thấy, các nước trên thế giới đã nhìn thấy nhu cầu bức thiết đào tạo đội ngũ doanh nhân chất lượng cao nên đã đi trước trong việc xây dựng chương trình đào tạo tiếp cận với các nước danh tiếng trên thế giới.
Tại Việt Nam, mặc dầu có nhiều cơ sở đào tạo cử nhân ngành QTKD như trường ĐHKT-ĐHQGHN, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trường ĐH Thương mại, Học viện Tài chính, v.v... nhưng nhìn chung chất lượng đào tạo ở trong nước còn nhiều hạn chế, không chỉ bởi môi trường học tập mà còn do những yếu kém trong chương trình đào tạo cũng như trong PPGD và phương pháp KTĐG. Cụ thể là giáo trình còn lạc hậu, thiếu tính thực tiễn, phương pháp học của SV rất thụ động, khả năng tự học, tự thực hành còn yếu. PPGD còn nặng về lý thuyết, năng lực đội ngũ GV không đồng đều, nhất là trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, do học toàn bộ bằng tiếng Việt, SV Việt Nam còn hạn chế về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để tìm hiểu thông tin, giao tiếp và hội nhập với môi trường quốc tế.
Song song với các chương trình đạo tạo cử nhân QTKD trong nước, nhiều trường ĐH ở Việt Nam cũng đã liên kết với các trường ĐH nước ngoài đào tạo Cử nhân, Thạc sĩ QTKD. Các chương trình liên kết này phần nào đã giúp SV tăng cường khả năng ngoại ngữ, tiếp cận tới các chương trình và phương pháp học hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, những chương trình này thường yêu cầu mức học phí khá cao từ 1.500 USD đến 6.000USD/năm, nên sự đa dạng trong đối tượng tuyển sinh là rất hạn chế. Cũng vì lẽ đó mà chương trình này thường chỉ tập trung vào những SV có điều kiện về tài chính mà chưa chú trọng đến chất lượng đầu vào tuyển sinh. Vì vậy, có nhiều SV sau một thời gian đã không theo học tiếp chương trình.
Thực trạng công tác đào tạo cử nhân QTKD ở nước ta đã cho thấy sự chưa đồng bộ và hệ thống giữa các trường ĐH trên cả nước. Tình trạng đào tạo manh mún, nhỏ lẻ, yêu cầu cao về khả năng tài chính của SV ở các trường ĐH đào tạo cử nhân QTKD hiện nay cho thấy sự đầu tư chưa đúng mức của các trường nói riêng và Nhà nước nói chung.
Trước tình hình này, trường ĐHKT- ĐHQGHN xây dựng Đề án “Xây dựng và phát triển ngành QTKD đạt trình độ quốc tế”.
1.5. Các lợi ích Đề án thành phần mang lại đối với người học
(i) Được phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, được trang bị các kiến thức QTKD hiện đại, cập nhật và mang tính thực tiễn cao, đủ năng lực làm việc trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế;
(ii) Được tăng cường tiếng Anh từ năm thứ nhất để có thể học được các môn chuyên môn bằng tiếng Anh trong suốt khóa học, bảo đảm đủ tiếng Anh làm việc và nghiên cứu độc lập khi tốt nghiệp;
(iii) Được học tập theo chương trình đào tạo tiên tiến, PPGD hiện đại, tham gia các đề tài NCKH thực hiện bởi các GV giỏi có trình từ TS trở lên;
(iv) Được học tập và nghiên cứu trong điều kiện CSVC, trang thiết bị, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, các dịch vụ hỗ trợ… tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Khung chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Kinh doanh
 
TT
Mã MH
Môn học
SốTC
Môn học tiên quyết
I
 
Khối kiến thức chung
37
 
1
PHI1004
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2
 
2
PHI1005
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3
PHI1004
3
POL1001
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
 
4
HIS1002
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
3
POL1001
5
FLF1101A1
Tiếng Anh A1
4
 
6
FLF1102A2
Tiếng Anh A2
5
FLF1101A1
7
FLF1103B1
Tiếng Anh B1
5
FLF1102A2
8
FLF1108
Tiếng Anh B2
5
FLF1103B1
9
FLF1109
Tiếng Anh C1
5
FLF1108
10
INT1004-E
Tin học cơ sở
3
 
11
PES1001
Giáo dục thể chất 1
2
 
12
PES1002
Giáo dục thể chất 2
2
PES1001
13
CME1001
Giáo dục quốc phòng - an ninh 1
2
 
14
CME1002
Giáo dục quốc phòng - an ninh 2
2
CME1001
15
CME1003
Giáo dục quốc phòng - an ninh 3
3
 
16
CSS1001
Kỹ năng mềm
3
 
II
 
Khối kiến thức Toán và Khoa học tự nhiên
10
 
17
MAT1092-E
Toán cao cấp
4
 
18
MAT1101-E
Xác suất và thống kê
3
MAT1092-E
19
MAT1005-E
Toán kinh tế
3
MAT1101-E
III
 
Khối kiến thức cơ bản
32
 
20
INE1050-E
3
 
21
INE1051-E
3
 
22
PEC1052
2
 
23
BSA1055-E
Những xu hướng phát triển của thế kỷ 21
3
 
24
BSA1056-1-E
Nghiên cứu hành vi và xã hội
3
 
25
INE3223-E
Quản trị quốc tế: quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia
3
 
26
BSA1056-E
Giao tiếp kinh doanh
3
 
27
BSA1054-E
2
 
28
THL1057-E
Nhà nước và pháp luật đại cương
2
 
29
BSA1057-E
Nghệ thuật và Nhân văn
3
 
30
HIS1053
Lịch sử văn minh thế giới
3
 
31
HIS1052
Cơ sở văn hóa Việt Nam
2
 
IV
 
Khối kiến thức cơ sở
21
 
32
BSA2022-E
Lãnh đạo
3
 
33
BSA2006-E
3
 
34
BSA2005-E
Quản trị chiến lược
3
 
35
BSA2019-E
3
 
36
BSA2023-E
Tài chính
3
 
37
BSA2024-E
Marketing
3
 
38
BSA2014-E
3
 
V
 
Khối kiến thức chuyên ngành
35 
 
V.1
 
Các môn học bắt buộc
16
 
39
BSA3027-E
Quản trị và văn hóa công ty
2
 
40
BSA3028-E
3
 
41
BSA3029-E
Quản trị sáng tạo và sự thay đổi
2
 
42
MNS3010-E
3
 
43
INE2008-1-E
3
INE1050-E
44
BSA3031-1-E
Nghề nghiệp chủ
3
 
V.2
 
Các môn học tự chọn
19/71
 
45
BSA3007-E
3
BSA2019-E
46
FIB3032-E
Tài chính công ty
3
BSA2023-E
47
BSA3013-E
Hành vi khách hàng
3
BSA2024-E
48
BSA3032-1-E
Bán lẻ
3
BSA2024-E
49
BSA3033-E
Chiến lược và quản trị thương hiệu
3
BSA2024-E
50
BSA3035-E
Các mô hình ra quyết định
3
 
51
INE3058-E
Thương mại điện tử
3
INT1004-E
52
BSA3037-E
Chuyên đề Quản trị sản xuất
2
 
53
BSA3038-E
Luật kinh doanh
2
VI
 
Khối kiến thức thực tập và khóa luận tốt nghiệp
11 
 
54
BSA4001
Thực tập thực tế 1
2
 
55
BSA4002
Thực tập thực tế 2
2
 
56
BSA4052
Khóa luận tốt nghiệp
7
 
 
 
Tổng cộng
146
 
 
 
 

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
  • Không có tin nào liên quan!
Trang: