Nhiệm vụ chiến lược
Trang chủ   >  Nhiệm vụ chiến lược  >   Thông tin về chương trình  >   Khoa học Máy tính
GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN, THẠC SỸ VÀ TIẾN SỸ KHOA HỌC MÁY TÍNH

1.1. Giới thiệu về Trường Đại học Công nghệ và Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐHCN thuộc ĐHQGHN được thành lập theo Quyết định số 92/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án thành lập Trường ĐHCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bước đầu xác định thành lập bốn khoa CNTT, Điện tử Viễn thông, Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nanô, Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa. Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Khoa học & Đào tạo Trường ĐHCN ngày 03 tháng 02 năm 2005 đã xác định bốn lĩnh vực khoa học công nghệ định hướng của Trường ĐHCN là CNTT và Truyền thông, Điện tử và Tự động hóa, Khoa học và Công nghệ Nanô và Công nghệ Sinh học Phân tử, trong đó lấy CNTT và Truyền thông làm trung tâm để phát triển các ngành khác.
Khoa CNTT thuộc trường ĐHCN là một trong 7 khoa CNTT trong cả nước được Nhà nước đầu tư trọng điểm từ năm 1997. Khoa có một đội ngũ cán bộ giảng dạy CNTT gồm 50 GV chính nhiệm và một số lượng tương đương cán bộ hợp đồng và cán bộ tạo nguồn. Một số lượng lớn GV đã và đang học tập, nghiên cứu ở các nước phát triển, có khả năng giảng dạy chuyên môn theo các chương trình đạt chuẩn quốc tế. Hằng năm Khoa tuyển sinh khoảng 300 SV và từ năm 2006 Khoa đã tăng qui mô hệ đào tạo chất lượng cao lên 120 SV. Điểm thi đầu vào của Khoa CNTT luôn luôn đứng hàng đầu trong các ngành Khoa học Tự nhiên và Công nghệ của cả nước. Nhiều SV sau khi tốt nghiệp tại Khoa đã được nhận học bổng và học SĐH tại các nước phát triển. Trong những năm qua, Khoa đã tích cực xây dựng và thực hiện nhiều Đề án đổi mới phương pháp giảng dạy và từng bước nâng cao được chất lượng dạy và học. Trong khuôn khổ hợp tác với ĐH Liên hợp quốc, Khoa cũng đã cử nhiều lượt cán bộ đi khảo sát chương trình và giáo trình của các ĐH tiên tiến trên thế giới.
Qua hơn 15 năm hoạt động, Khoa CNTT đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu. Chương trình đào tạo của Khoa đã được cập nhật nhiều lần, tham khảo theo khung chương trình của tổ chức ACM đề xuất. Khoa cũng được đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện tại, Khoa đang đào tạo cử nhân CNTT chất lượng cao với số lượng xấp xỉ 25% trên tổng số SV. Chương trình đào tạo về CNTT của Khoa đã được kiểm định bởi tổ chức kiểm định của mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN) năm 2009. Tuy nhiên, trình độ phát triển của Khoa CNTT vẫn còn khoảng cách so với các Khoa CNTT của các trường ĐH có uy tín trong khu vực và trên thế giới. Do đó, việc xây dựng một ngành và chuyên ngành của Khoa đạt trình độ Quốc tế là rất cần thiết, tạo tiền đề phát triển Khoa và Trường đạt trình độ Quốc tế.
Tính đến năm 2008, Khoa CNTT có 17 GV có trình độ TS tham gia ĐATP, trong đó có 8 GV có thể giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, 9 GV đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, PPGD, KTĐG, NCKH ở nước ngoài. 06 CBQL (bao gồm Ban chủ nhiệm Khoa và chuyên viên chuyên trách) tham gia ĐATP có kinh nghiệm quản lý, điều hành tại Khoa,nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về quản trị ĐH tiên tiến trong cũng như ngoài nước. Như vậy, để phát triển ngành KHMT sớm đạt trình độ quốc tế, cần thiết phải tăng cường và phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ GV và CBQL.
Trong 3 năm gần đây, Khoa CNTT đã thực hiện được 08 đề tài NCKH các cấp, tổ chức được 03 hội thảo, hội nghị khoa học; có 01 công trình áp dụng vào thực tiễn; 13 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước; 16 bài báo đang trên các tạp chí chuyên ngành ở nước ngoài; 05 sách tham khảo được phát hành và50 báo cáo NCKH của SV; 01 công trình được ứng dụng thực tiễn.
Về cơ sở vật chất, Khoa CNTT đang sử dụng 04 phòng học được trang bị và dùng chung với một số chương trình khác của Trường. Ngoài ra, hệ thống các phòng máy tính, thư viện Khoa dùng chung với các chương trình khác của Trường và các cơ sở dùng chung của ĐHQGHN.
Về hợp tác quốc tế, Khoa đã xây dựng được 2 nhóm nghiên cứu quốc tế mạnh, tổ chức được 03 hội thảo quốc tế và thiết lập được quan hệ hợp tác với một số đối tác quốc tế và khu vực.
1.2. Giới thiệu về ngành Khoa học máy tính
Nhóm ngành KHMT được đào tạo tại khoa CNTT từ ngày mới thành lập (2/1995), trong đó ngành KHMT là ngành đào tạo và nghiên cứu nòng ct, chủ đạo của lĩnh vực CNTT. Từ rất nhiều năm trước đây, các trường ĐH có uy tín trên thế giới đã đào tạo ngành, chuyên ngành KHMT. Trong nước, các khoa CNTT cũng đều có Bộ môn KHMT, đảm nhận giảng dạy các môn học chuyên sâu thuộc ngành,chuyên ngành này. Khoa CNTT thuộc trường ĐHCN luôn coi KHMT là một ngành, chuyên ngành cho phép khai thác tốt nền tảng khoa học cơ bản mạnh của ĐHQGHN để nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới.
Ngoài ra, tại Khoa CNTT thuộc trường ĐHCN, ngành KHMT hội tụ rất nhiều nhà khoa học đầu ngành về CNTT với nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu. Các GV của ngành đã chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và cấp ĐHQGHN; đồng thời đã tham gia phát triển nhiều sản phẩm CNTT được các giải thưởng cao và được ứng dụng rộng rãi.
1.3. Giới thiệu về trường đối tác
Ở bậc cử nhân, trường ĐH được lựa chọn làm đối tác ĐH Tổng hợp New South Wales (UNSW), Australia. Đây là một trong 5 trường ĐH hàng đầu về công nghệ của Australia (thống kê năm 2006) và đứng trong danh sách 100 trường ĐH hàng đầu trên thế giới. UNSW không chỉ trong nhóm đứng đầu về nghiên cứu KHMT mà đồng thời là một ĐH có mối liên hệ mật thiết với các doanh nghiệp công nghệ [Phụ lục 1.1].
Ở bậc thạc sĩ, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST), Nhật Bản, được lựa chọn là đối tác đào tạo. JAIST là một trong 2 cơ sở nghiên cứu ở Nhật Bản chỉ đào tạo bậc SĐH, đứng trong 5 cơ sở đào tạo và nghiên cứu về khoa học thông tin (KHTT) tốt nhất của Nhật Bản. Chương trình thạc sĩ KHTT (thuật ngữ phổ biến tại Nhật Bản, tương đương với KHMT trong các trường ĐH tại các nước khác) của JAIST nhằm mục đích cung cấp cho HV kiến thức nền tảng vững chắc và tương đối đồng đều về chuyên ngành, trên cơ sở đó đi sâu vào nghiên cứu theo một hướng cụ thể, làm tiền đề cho nghiên cứu chuyên sâu ở bậc tiến sĩ. Trường ĐHCN và JAIST đã có các mối quan hệ gắn bó về nghiên cứu và đào tạo, nhiều cán bộ giảng dạy ngành, chuyên ngành KHMT được đào tạo ở JAIST [Phụ lục 1.2].
1.4. Sự cần thiết của việc thực hiện Đề án thành phần
Mục tiêu chiến lược của ĐHQGHN đến năm 2020 là phấn đấu trở thành ĐH định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực ngang tầm các ĐH tiên tiến trong khu vực Châu Á, trong đó có một số lĩnh vực và ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế, góp phần phát triển nền kinh tế tri thức và đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.Trong nền kinh tế cạnh tranh về tri thức hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia, tổ chức hoặc công ty. Việt Nam đang tiến hành hội nhập với kinh tế thế giới, vì vậy nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp về CNTT và truyền thông, đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Để nhân lực Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn, làm việc tốt trong các công ty nước ngoài thì hệ thống đào tạo nguồn nhân lực phải đảm bảo tính tương thích với các tiêu chuẩn, chuẩn mực trong khu vực và quốc tế.
Trong bối cảnh như vậy, phát triển ngành, chuyên ngành KHMT đạt trình độ quốc tế, phù hợp với điều kiện trong nước, nhằm bổ sung nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành KHMT là cần thiết và cấp bách, góp phần làm tăng hiệu quả hội nhập kinh tế và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
1.5. Các lợi ích mong đợi Đề án thành phần mang lại đối với người học
(i) Được phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, được trang bị các kiến thức KHMT hiện đại, cập nhật và mang tính thực tiễn cao, đủ năng lực làm việc trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế;
(ii) Được tăng cường tiếng Anh từ năm thứ nhất để có thể học được các môn chuyên môn bằng tiếng Anh trong suốt khóa học, bảo đảm đủ tiếng Anh làm việc và nghiên cứu độc lập khi tốt nghiệp;
(iii) Được học tập theo chương trình đào tạo tiên tiến,PPGD hiện đại, tham gia các đề tài NCKH thực hiệnbởi các GV giỏi có trình từ TS trở lên;
(iv) Được học tập và nghiên cứu trong điều kiện CSVC, trang thiết bị, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, các dịch vụ hỗ trợ… tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Khung chương trình đào tạo cử nhân Khoa học Máy tính
TT
Mã môn học
Môn học
Số tín chỉ
Số giờ tín chỉ
Môn học tiên quyết
Lý thuyết
Thực hành
Tự học
I
 
Khối kiến thức chung
(không tính các môn học từ 12 đến 17)
39/39
 
 
 
 
1       
PHI1004
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2
21
5
4
 
2       
PHI1005
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3
32
8
5
PHI1004
3       
POL1001
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
20
8
2
PHI1005
4       
HIS1002
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3
35
7
3
POL1001
5       
INT1003
Tin học cơ sở I
2
10
20
 
 
6               
INT1006
Tin học cơ sở IV
3
20
23
2
INT1003
7       
FLF1105
Tiếng Anh A1
4
16
40
5
 
8       
FLF1106
Tiếng Anh A2
5
20
50
5
FLF1105
9       
FLF1107
Tiếng Anh B1
5
20
50
5
FLF1106
10     
FLF1108
Tiếng Anh B2
5
20
50
5
FLF1107
11     
FLF1109
Tiếng Anh C1
5
20
50
5
FLF1108
12     
PES1001
Giáo dục thể chất 1
2
2
26
2
 
13     
PES1002
Giáo dục thể chất 2
2
2
26
2
PES1001
14     
CME1001
Giáo dục quốc phòng+an ninh 1
2
14
12
4
 
15     
CME1002
Giáo dục quốc phòng+an ninh 2
2
18
12
 
CME1001
16     
CME1003
Giáo dục quốc phòng+an ninh 3
3
21
18
6
 
17     
CSS1001
Kỹ năng mềm
3
 
 
 
 
II
 
Khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn (chọn 4 tín chỉ trong các môn sau)
4/8
 
 
 
 
18     
PHI1051
Logic học đại cương
2
26
 
4
PHI1004
19     
PSY1050
Tâm lý học đại cương
2
26
 
4
 
20     
PSE1003
Giáo dục học đại cương
2
30
 
 
 
21     
MNS1052
Khoa học quản lý đại cương
2
20
10
 
 
III
 
Khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành
35/35
 
 
 
 
22     
MAT1093
Đại số 1
4
 
 
 
 
23     
MAT1094
Giải tích 1
5
 
 
 
 
24     
MAT1095
Giải tích 2
5
 
 
 
MAT1094
25     
PHY 1100
Vật lý Cơ- Nhiệt
3
 
 
 
 
26     
PHY 1103
Vật lý Điện & Quang
3
 
 
 
PHY1100
27     
PHY 1105
Vật lý hiện đại
2
 
 
 
PHY1103
28     
INT1050
Toán học rời rạc
4
38
22
 
MAT1093
MAT1094
29     
MAT1101
Xác suất thống kê
3
 
 
 
MAT1093
MAT1094
30     
MAT1099
Phương pháp tính
2
 
 
 
MAT1093
MAT1094
31     
MAT 1100
Tối ưu hóa
2
 
 
 
 
32     
ELT1050
Xử lý tín hiệu số
2
30
 
 
MAT1093
MAT1094
IV
 
Khối kiến thức cơ sở của ngành
(Các môn bắt buộc)
43/43
 
 
 
 
33     
INT2027
Lập trình nâng cao
Advanced Programming
4
30
30
 
INT1003
34     
INT2005
Lập trình hướng đối tượng
Object-oriented Programming
3
30
15
 
INT1003
35     
INT2023
Kiến trúc máy tính
Computer Architecture
3
45
 
 
INT1003
36     
INT2043
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Data Structures and Algorithms
3
30
15
 
INT2027
37     
INT2025
Nguyên lý hệ điều hành
Principles of operating systems
3
45
 
 
INT1003
38     
INT2018
Mạng máy tính
Computer Network
3
30
15
 
INT1003
39     
INT2026
Công nghệ phần mềm
Software Engineering
3
45
 
 
INT1003
40     
INT2024
Cơ sở dữ liệu
Database
3
30
15
 
INT1003
41     
INT2029
Trí tuệ nhân tạo
Artificial Intellegence
3
45
 
 
INT2043
42     
INT2030
Đồ họa máy tính
Computer Graphics
3
30
15
 
INT2043
43     
INT2044
Lý thuyết thông tin
Information Theory
3
45
 
 
INT1003
44     
INT2031
Chuyên đề Công nghệ Technology workshop
3
21
 
24
INT1003
45     
INT3011
Các vấn đề hiện đại trong KHMT
Advanced topics in CS
 
3
21
 
24
INT1003
46     
INT3044
Thực tập chuyên ngành
Industrial Training
 
3
 
 
45
INT1003
V
 
Khối kiến thức chuyên ngành
(Chọn 21 tín chỉ trong các môn học trong đó bắt buộc chọn 12 tín chỉ trong tự chọn 1)
21/51
 
 
 
 
V.I
 
Tự chọn 1
12/24
 
 
 
 
47     
INT3058
Học máy
Machine Learning
3
45
 
 
INT2043
48     
INT3061
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Natural Language Processing
3
45
 
 
INT2043
49     
INT3066
Xử lý tiếng nói
Speech Processing
3
45
 
 
INT2043
50     
INT3063
Tin sinh học
Bioinformatics
3
45
 
 
INT1003
51     
INT3052
Xử lý ảnh
Image Processing
3
45
 
 
INT1003
52     
INT3082
Thị giác máy
Computer vision
3
45
 
 
INT2043
53     
INT3055
Cơ sở dữ liệu đa phương tiện
Multimedia Database
3
45
 
 
INT2018
54     
INT3056
Truyền thông đa phương tiện
Multimedia Communication
3
45
 
 
INT1006
V.II
 
Các môn lựa chọn khác
(chọn 9 tín chỉ trong các môn học tự chọn sau)
9/33
 
 
 
 
55     
INT3045
Chương trình dịch
Compiler
3
45
 
 
INT2043
56     
INT3047
Phân tích và thiết kế hướng đối tượng (OOAD)
Object-oriented analysis and design
3
30
15
 
INT2005
57     
INT3051
Quản lý dự án phần mềm
Software project management
3
45
 
 
INT2026
58     
INT3087
Kiến trúc phần mềm
Software architecture
3
45
 
 
INT1006
59     
INT3046
Lập trình nhúng và thời gian thực
Real-time and embedded programming
3
30
15
 
INT1003
60     
INT3091
Lập trình mạng
Network programming
3
30
15
 
INT1006
61     
INT3092
Phát triển ứng dụng Web
Web application development
3
45
 
 
INT1006
62     
INT3093
An toàn và an ninh mạng
Network Security
3
45
 
 
INT1006
63     
INT3098
Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA)
Service oriented architecture
3
30
15
 
INT1003
64     
INT3101
Khai phá dữ liệu
Data mining
3
45
 
 
INT2043
65     
INT3103
Cơ sở dữ liệu phân tán
Distributed database
3
45
 
 
INT2024
VI
INT4050
Khóa luận tốt nghiệp hoặc tương đương
10
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng
152
 
 
 
 
 
Khung chương trình đào tạo thạc sỹ Khoa học Máy tính
 TT
môn học
Môn học
 
Số tín chỉ
Số giờ tín chỉ: TS (LL/ThH/TH)
Số tiết học: TS (LL/ThH/TH)
Mã số các môn học tiên quyết
I
Khối kiến thức chung
11
 
 
 
 
PHI 5001
Triết học
Phylosophy
4
60(60/0/0)
180(60/0/120)
 
 
ENG 5001
Tiếng Anh chung
English for general purposes
4
60(30/30/0)
180(30/60/90)
 
 
ENG 5002
Tiếng Anh chuyên ngành
English for specific purposes
3
45(15/15/15)
135(15/30/90)
ENG 5001
II
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
30
 
 
 
 
II.1. Các chuyên đề bắt buộc
20
 
 
 
 
INT 6101
Seminar I
2
30 (10/0/20)
90(30/0/60)
 
 
INT 6102
Thực hành nghiên cứu I
Computer Science Laboratory I
3
45 (33/12/0)
135(33/24/78)
 
 
INT 6103
Seminar II
2
30 (30/0/0)
90(30/0/60)
 
 
INT 6104
Thực hành nghiên cứu II
Computer Science Laboratory II
3
45(33/12/0)
135(33/24/78)
 
 
INT 6001
Trí tuệ nhân tạo nâng cao
Advanced Artificial Intelligence
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6007
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Natural Language Processing
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6105
Xử lý song song
Parallel Processing
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6106
Tác tử thông minh
Intelligent agents
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6107
Phân tích và nhận dạng mẫu
Pattern Analysis and Recognition
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6003
Cơ sở dữ liệu nâng cao
 
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
II.3 Các môn học lựa chọn
8/22
 
 
 
 
INT 6108
Phương pháp luận lập trình
Programming Methodology
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6109
Lý thuyết thông tin
 
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6110
Kiến trúc máy tính nâng cao
Advanced Computer Architecture
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
 
INT 6111
Thực hành thiết kế mạng
Network Design Laboratory
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6112
Kiến trúc phần mềm
Software Architecture
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6113
Phương pháp luận thiết kế phần mềm
Software Design Methodology
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6114
Thu thập thông tin
Information Retrieval
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6115
Thông tin hình ảnh và tương tác người–máy
Image Information Science and Human Communication
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6008
Học máy
Machine Learning
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6010
An toàn dữ liệu
Data Security
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
 
INT 6014
Nhập môn Tin sinh học
Introduction to Bioinformatics
2
30 (30/0/0)
90 (30/0/60)
 
III
Luận văn
15
 
 
 
Tổng
56
 
 
 
 
 
 

 

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
  • Không có tin nào liên quan!
Trang: