TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 00:00:00 Ngày 30/05/2015 GMT+7
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2015: Tiềm năng hội nhập, thách thức hòa nhập
Ngày 28/5/2015, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Đại sứ quán Australia tại Hà Nội tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2015.

Hội thảo nhận được sự quan tâm và tham dự của nhiều lãnh đạo và đại diện của các cơ quan chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan lý luận và nghiên cứu trong nước và quốc tế, lãnh đạo các trường đại học và viện nghiên cứu, đại diện của nhiều sứ quán, các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam, các nhà tài trợ quốc tế, các hội và hiệp hội, các doanh nghiệp, ngân hàng và các cơ quan thông tấn báo chí.

“Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam” là chuỗi báo cáo được xuất bản hàng năm nhằm tổng kết các vấn đề kinh tế lớn một năm qua, đồng thời thảo luận về viễn cảnh kinh tế năm tới và khuyến nghị chính sách phù hợp. Báo cáo được xây dựng lần đầu tiên vào năm 2009 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN thực hiện. Báo cáo là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như cho tất cả những ai quan tâm đến các vấn đề về kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.

Nếu báo cáo năm 2014 tập trung vào việc phân tích, nghiên cứu về tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn thì báo cáo năm nay với chủ đề: “Tiềm năng hội nhập, thách thức hòa nhập” đề cập đến những cơ hội cũng như thách thức với nước ta khi quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu đang ở giai đoạn nước rút với hàng loạt hiệp định thương mại tự do đang ở những bước đàm phán cuối cùng.

Ngoài hai chương đánh giá và nhận định về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2014, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2015 tập trung phân tích sâu về những tác động của Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với nền kinh tế Việt Nam, vấn đề điều hành tỷ giá, an toàn vĩ mô của hệ thống ngân hàng Việt Nam và tính bền vững của thị trường lúa gạo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra những nhận định chung về kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2015 và gợi ý một số chính sách.

Tại hội thảo, báo cáo nhận được nhiều ý kiến đóng góp đến từ các phản biện và đại biểu tham dự như TS. Lê Đăng Doanh, TS. Huỳnh Thế Du, GS. Lê Văn Sang, TS. Adam McCarty, TS. Lê Quốc Phương, TS. Đinh Quang Ty, GS.TSKH. Trương Quang Học, TS. Trịnh Minh Anh, PGS.TS Trần Thị Thanh Tú... Các ý kiến đều đánh giá rất cao nỗ lực của nhóm tác giả - là các nhà khoa học trẻ với bản báo cáo quy mô và chất lượng; song cũng bổ sung và trao đổi thêm những điều mà báo cáo còn thiếu sót như: bên cạnh TPP cần phân tích thêm tác động của các hiệp định khác vào quá trình hội nhập; nền kinh tế với sự đóng góp lên đến 33% GDP từ các hộ kinh doanh gia đình sẽ thích ứng ra sao trong quá trình hội nhập; sư phụ thuộc vào vốn đầu tư FDI; hay nội dung về phân tích an toàn vĩ mô cho hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa thực sự toàn diện…

Đặc biệt, vấn đề tỉ giá và đề xuất thành lập khối Hợp tác kinh tế biển xuyên Á (PanAsia Marin Economic Cooperation - PAMEC - nhằm tạo dựng một hệ thống hạ tầng trên biển chất lượng cao) là hai nội dung của báo cáo được các chuyên gia đặc biệt quan tâm trao đổi.

Những ý kiến này sẽ là gợi ý quý báu cho nhóm tác giả để hoàn chỉnh báo cáo trong thời gian tới. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2015 bản tiếng Việt đầy đủ gồm hơn 400 trang dự kiến sẽ được xuất bản vào tháng 8/2015.

Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam là sản phẩm chính trong chương trình nghiên cứu chiến lược của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN về “Lý thuyết và chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam”.

Báo cáo cũng là một phần trong bộ sản phẩm “Đánh giá độc lập về kinh tế vĩ mô của Việt Nam” do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ cho VEPR thực hiện trong giai đoạn 03 năm từ 2014 đến 2016.

Mọi ý kiến trao đổi và góp ý về nội dung chuyên môn của Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2015 xin được gửi tới Chủ biên, TS. Nguyễn Đức Thành, tại địa chỉ email: nguyen.ducthanh@vepr.org.vn

>> Tin tức trên báo chí:

-- Thời báo Tài chính: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 có thể đạt 6,1%

- Lao động: Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2015: “Thâm hụt ngân sách là một vấn đề…”

- Quân đội Nhân dân: Công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2015

- Tạp chí Cộng sản: Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2015: “Tiềm năng hội nhập, thách thức hòa nhập”

- VietnamPlus: Công bố báo cáo thường niên về kinh tế Việt Nam năm 2015

- VOV: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 có thể 6,1%, lạm phát 1,9%

- An ninh Tiền tệ và Truyền thông: Việt Nam đã sẵn sàng để hội nhập?

Chiến lược tỷ giá của Việt Nam có “ngược đời”?

- Dân trí: VEPR: Tiền đồng đang được định giá cao

Vào TPP, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm từ 1,4 đến 2,9 tỷ USD

- Giáo dục Việt Nam: Nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực vì tỷ giá

- Xaluan.com: Ngân hàng Việt Nam sẽ ra sao nếu stress test?

- Thanh niên Online: Nền kinh tế quá phụ thuộc vào Trung Quốc

- Nhân dân điện tử: Tỷ giá cần linh hoạt theo hướng giảm giá VND

- An ninh thủ đô: Điều hành tỷ giá cần linh hoạt hơn

- Đầu tư chứng khoán: Cảnh báo sức ép tỷ giá với nợ công và chính sách tiền tệ

- Infonet: Đồng VND bị định giá quá cao, nhiều ngành kinh tế khốn đốn

- BizLIVE: “Đồng tiền yếu, trả nợ nước ngoài sẽ tốt hơn”

- Cafebiz: Fulbright: Đừng nghĩ một quốc gia thì cái gì mạnh cũng tốt, nhất là đồng tiền

- CafeF: Kinh tế Việt Nam: Kịch bản nào cho năm 2015?

- Điều hành tỷ giá quá thận trọng làm suy yếu doanh nghiệp trong nước

 Đỗ Chiêm - VNU-UEB
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ