>>> (Ảnh): Một số hình ảnh tại Hội thảo Khoa học Quốc tế “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại” Giám đốc ĐHQGHN, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Viện Trưởng Viện Trần Nhân Tông cùng Hòa thượng, TS. Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam; Pháp sư Thích Giác Bồi, Tổng Thư kí Hội Phật quang quốc tế; Phó Chủ tịch Tổng Thư ký Hội đồng trị sự, Trưởng ban Phật giáo quốc tế Trung ương Thượng tọa, TS. Thích Đức Thiện; GS.TS Hà Kiến Minh - ĐH Nhân dân Trung Quốc, GS. Ngô Vạn Ích – Phó Hiệu trưởng Nam Hoa, Đài Loan; GS. Koji Yamaguchi – Phó Giám đốc ĐH Shukutoku, Nhật Bản và Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT ĐHQGHN, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT Viện Trần Nhân Tông tham gia chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo nhiều Bộ, Ban, Ngành, cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Bình; các các nhà khoa học, nhà tu hành trong và ngoài nước, các nhà hoạt động xã hội, doanh nhân cùng tăng ni phật tử quan tâm đến chủ đề của Hội thảo. Hội thảo khoa học quốc tế “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại” đã nhận được gần 100 báo cáo nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Hội đồng thẩm định đã chọn 90 báo cáo đưa vào tài liệu của Hội thảo, trong đó có nhiều bài viết của các học giả đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc Đại lục, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc) và bài nghiên cứu của các học giả đến từ GHPGVN; 71 bài nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trên toàn quốc. Các bài nghiên cứu vào 3 nội dung chính: Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại - những vấn đề tư tưởng và nhận thức; Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại trong khu vực và trên thế giới; Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại ở Việt Nam. Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho biết: Trong lịch sử, tư tưởng từ bi và cứu độ, tinh thần nhập thế của Phật giáo đã sớm thể hiện ở việc Phật giáo quan tâm và tham gia giải quyết các vấn đề của cuộc đời. Bước vào thời hiện đại, Phật giáo nhập thế đã thực sự trở thành một khuynh hướng và ngày càng mang tính phổ quát. Giám đốc Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, thực tế cho thấy, trên thế giới, mặc dù hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng nhân loại vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa sự tồn vong. Nghiên cứu Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại là một trong những định hướng nghiên cứu trọng điểm của Viện Trần Nhân Tông. Tiếp cận nghiên cứu vấn đề Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại từ góc độ khoa học, không chỉ để nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về Phật giáo, nhất là Phật giáo đương đại, mà còn để cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ việc hoạch định chính sách và điều chỉnh hành vi, cả về nhận thức và thực tiễn, cả với Phật giáo cũng như với xã hội, trước khuynh hướng nhập thế của Phật giáo và việc Phật giáo tham gia giải quyết các vấn đề xã hội đương đại, qua đó phát huy những giá trị tư tưởng Phật giáo làm cho Phật giáo và xã hội cùng phát triển tốt đẹp. Hòa thượng, TS. Thích Thiện Nhơn nhấn mạnh: Hội thảo khoa học Quốc tế “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại” do Viện Trần Nhân Tông phối hợp cùng GHPGVN tổ chức không chỉ quan tâm sâu sắc đến vai trò của Phật giáo trên bước đường đồng hành cùng dân tộc, mà còn tập trung vào các nội dung nhập thế của Phật giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự quan tâm này đã khiến chúng tôi ý thức sâu sắc trách nhiệm “hộ quốc an dân” cũng như sứ mạng “hoằng pháp lợi sanh” của Phật giáo nước nhà. Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Thích Thiện Nhơn cho biết: “Chúng tôi rất phấn khởi trước sự ghi nhận của xã hội đối với vai trò của Phật giáo trên bước đường phụng sự nhân sinh, chúng tôi đánh giá cao mục đích ý nghĩa của hội thảo lần này, thay mặt Trung ương GHPGVN xin được bày tỏ tấm lòng tri ân các nhà khoa học, các bậc thức giả đã tham gia hội thảo với tinh thần trách nhiệm cao cả, đã hướng về Phật giáo nước nhà và hết lòng vì một đất nước Việt Nam thân yêu ổn định, hòa bình và phát triển theo tinh thần giáo lý Phật giáo”. Trong khuôn khổ Hội thảo, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đã nêu nhiều ý kiến tâm huyết làm rõ trên các phương diện lý luận, nhận thức và hành động những nội dung của Phật giáo nhập thế cũng như việc Phật giáo tham gia giải quyết các vấn đề xã hội và con người đương đại; phát huy các giá trị tinh hoa, tốt đẹp của Phật giáo cho đời sống hòa bình, ổn định, phát triển của con người và xã hội, đồng thời, tạo cơ hội thúc đẩy sự đối thoại, quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước về Phật học. Cũng trong khuôn khổ của Hội thảo, các đại biểu và các nhà khoa học sẽ thăm quan quần thể danh thắng Tràng Anh - Di sản văn hóa và thiên nhiên đã được UNESCO công nhận – một địa danh du lịch nổi tiếng thể hiện tinh thần Phật giáo nhập thế đậm nét. Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện Trần Nhân Tông GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết, Hội thảo Khoa học Quốc tế “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại” có ý nghĩa trên cả phương diện lí luận và thực tiễn. Viện Trần Nhân Tông thuộc ĐHQGHN được thành lập có ý nghĩa ghi dấu trên cả phương diện khoa học và phát triển Phật giáo Việt Nam. Phật giáo có lịch sử lâu đời và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân và tiến trình lịch sử Việt Nam. Phật giáo là tác nhân tư tưởng, tinh thần gắn kết nhân dân giữa các làng xã với nhau. Phật giáo phát triển vì đời sống con người và là nền tảng tư tưởng vì một quốc gia hưng thịnh. Với quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Viện Trần Nhân Tông thuộc ĐHQGHN là lần đầu tiên có một viện nghiên cứu ở tầm quốc gia nghiên cứu về Phật học - với tư cách là một lĩnh vực học thuật. Việc nghiên cứu Phật giáo ở nhiều chiều khác nhau góp phần nâng cao tính khoa học, tính khách quan của một triết lí nhân sinh mà sau này phát triển thành Phật giáo. Ngay từ khi thành lập, Viện Trần Nhân Tông định hướng phát triển các hướng nghiên cứu gắn với quốc tế và việc Viện tổ chức hội thảo lần đầu tiên thu hút sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước có ý nghĩa vô cùng. Hội thảo là sự khởi đầu của hoạt động học thuật. Trong bối cảnh của thế kỷ 21, trong bối cảnh có sự cố gắng của nhiều tổ chức quốc tế mong muốn tham , có những triết lí nhân sinh thì Phật giáo nhập thế được coi như phương thức bắt nguồn tưf nhân sinh, đồng hành cùng nhân quần và có những từ bi, thức tỉnh phật tính trong mỗi con người, tạo nên những đóng góp quan trọng, đánh thức những chính phủ, cá nhân. Chủ đề hội thảo có ý nghĩa thời sự và quốc tế lớn lao. Hội thảo có qui mô tuy không thật lớn nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm của các học giả, đóng góp ý kiến. Chúng tôi trân trọng sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo hội và các học giả thế tục, giữa ĐHQGHN và các tổ chức phật giáo. Điều này cho thấy phương hướng phát triển tương lai của Viện Trần Nhân Tông, bên cạnh việc phát huy cao độ vai trò của một viện thành viên thuộc ĐHQGHN thì Viện còn là cầu mối trong các mối quan hệ giữa các học giả thế tục và phật giáo. | TS. Nguyễn Ngọc Hường – Giám đốc ĐH Carolina khu vực Việt Nam và Đông Nam Á: Việc ứng dụng Phật học trong vai trò là một lĩnh vực học thuật tại Mĩ rất là phổ biến. Tôi đánh giá cao công tác tổ chức và nội dung của hội thảo lần này. Tôi cũng đánh giá cao ý tưởng của Viện Trần Nhân Tông khi chọn chủ đề về “phật giáo nhập thế” cho hoạt động khoa học mở đầu của Viện. Tôi cho rằng điều này thể hiện một tâm thế rất đặc biệt Viện, đánh dấu sự ra đời và phát triển Viện. | >>> Tin bài liên quan: - ĐHQGHN tổ chức Hội thảo Quốc tế: Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại - ĐHQGHN tổ chức Lễ ra mắt Viện Trần Nhân Tông - Thành lập Viện Trần Nhân Tông thuộc ĐHQGHN - Hội nghị xúc tiến hoạt động của Viện Trần Nhân Tông – thành viên mới thuộc ĐHQGHN - Vietnamnet: Lễ ra mắt Viện Trần Nhân Tông - Dân trí: Thành lập Viện Trần Nhân Tông - Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Ra mắt Viện Trần Nhân Tông - VnExpress: Cơ sở giáo dục đầu tiên đào tạo tiến sĩ Phật học - Giáo dục Việt Nam: Tháng 9 tới, Việt Nam sẽ tuyển sinh khóa đào tạo tiến sĩ Phật học đầu tiên - Nhân dân: Thành lập Viện Trần Nhân Tông |