TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 00:00:00 Ngày 03/05/2018 GMT+7
Yếu tố trí tuệ và nhân văn trong một con người là cần thiết trong sự phát triển chung của xã hội
Đó là nhận định của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn kiêm Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông tại Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chính thức giữa Viện Trần Nhân Tông - ĐHQGHN và Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vào ngày 02/05/2018 tại Hà Nội.

 

PGS.TS, Viện trưởng Nguyễn Kim Sơn và HT.TS Thích Thanh Nhiễu ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Viện Trần Nhân Tông và GHPGVN

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc ĐHQGHN khẳng định, “nghiên cứu và đào tạo bậc tiến sĩ về Phật học là việc lớn, mới và khó, lãnh đạo ĐHQGHN và lãnh đạo Viện Trần Nhân Tông hy vọng nhận được sự hỗ trợ, kết nối và hợp tác của các nhà khoa học trong và ngoài nước, cả xuất gia và tại gia, đạo và đời cùng góp sức. Chúng tôi rất mong phía lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam sát cánh và hỗ trợ toàn diện cho ĐHQGHN và cho Viện Trần Nhân Tông."

Nội dung Văn bản thỏa thuận hợp tác gồm những điểm chính: Hai bên sẽ tạo điều kiện để giảng viên, giảng sư, cán bộ nghiên cứu đến giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội và các Học viện Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam phù hợp với mục đích của Thỏa thuận hợp tác; Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế về Phật học; Hai bên sẽ thống nhất danh mục các tài liệu khoa học phục vụ đào tạo và nghiên cứu được công bố, các dự án nghiên cứu cơ bản hai bên cùng quan tâm. Hai bên chia sẻ chính sách hỗ trợ xuất bản hoặc công bố kết quả nghiên cứu; Hai bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án đặc biệt để đạt được các mục tiêu giáo dục.

Phát biểu tại lễ ký kết, Hòa thượng TS. Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tăng sự Trung Ương GHPGVN, Trụ trì Chùa Bái Đính đã nhận định, Viện Trần Nhân Tông với chức năng, nghiên cứu các di sản, giá trị văn hóa, sự nghiệp của Trần Nhân Tông, cũng như giá trị văn hóa, tư tưởng thời nhà Trần và các vấn đề liên quan, thông qua hoạt động đào tạo nghiên cứu. Giáo hội sẽ khuyến khích các tăng ni nghiên cứu về phật học và tham gia học tiến sĩ tại Viện Trần Nhân Tông để trở thành những người tu hành tài năng, đắc đạo kế thừa và phát huy tư tưởng của Phật Hoàng.  

Thượng tọa Thích Đức Thiện Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế ủng hộ, kỳ vọng vào định hướng đào tạo và nghiên cứu của Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN thời gian tới.

Giáo hội phật giáo Việt Nam kỳ vọng đây là một trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản về Phật giáo Việt Nam nói chung và đặc biệt là di sản của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Giáo hội phật giáo Việt Nam vì đây là lần đầu tiên một mã ngành đào tạo nghiên cứu Phật giáo được mở chính thức ở Việt Nam. Trước đây, Giáo hội phải gửi tăng ni ra nước ngoài đào tạo nghiên cứu và học tập.

Trả lời câu hỏi của Cổng Thông tin điện tử ĐHQGHN về chất lượng, tính khả thi của chương trình đào tạo Tiến sĩ Phật học và các chương trình đào tạo ngắn hạn của Viện Trần Nhân Tông, Thượng tọa Thích Đức Thiện phát biểu: Giáo hội mong muốn nâng cao chất lượng nghiên cứu theo chiều sâu, các phương pháp luận nghiên cứu Phật học đáp ứng thời kỳ hội nhập quốc tế. Bên cạnh đào sâu tìm hiểu giá trị truyền thống của Phật giáo Việt Nam, di sản của đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông đồng thời giới thiệu được với bạn bè quốc tế về những giá trị của di sản đó.

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, trong biên bản ký kết giữa Viện Trần Nhân Tông và GHPGVN sự thành công của hợp tác này xuất phát từ sự nỗ lực của cả hai bên. Về phía Giáo hội sẽ chọn tăng ni đủ trình độ và đam mê khoa học để theo học, đồng thời kết hợp với Viện Trần Nhân Tông chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, hoàn thiện khung chương trình đào tạo kết hợp nghiên cứu khoa học.

Viện Trần Nhân Tông thuộc ĐHQGHN được thành lập theo Quyết định số 1717/QĐ-TTg, ngày 01/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong 5 viện nghiên cứu của ĐHQGHN được Thủ tướng Chính phủ thành lập. Viện Trần Nhân Tông là cơ sở giáo dục đầu tiên của Việt Nam tiên phong trong đào tạo nhân lực chất lượng cao về Phật học (trước mắt là bậc tiến sĩ). 

Sứ mệnh của Viện Trần Nhân Tông: Tiên phong, nòng cốt trong nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, tư tưởng và bản sắc dân tộc, di sản tinh thần Trần Nhân Tông, văn hóa đời Trần và văn hóa truyền thống nói chung; là trung tâm giao lưu, tập hợp nhà nghiên cứu về Trần Nhân Tông trên khắp thế giới để phát triển bền vững. 

Vào tháng 9/2018 tới, Viện Trần Nhân Tông khai giảng khóa đào tạo Tiến sĩ Phật học đầu tiên.

 >>> Tin bài liên quan:

- Viện Trần Nhân Tông tổng kết năm 2017: Cơ duyên lớn, trách nhiệm nhiều

- Hội thảo Khoa học Quốc tế “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại”

- Tư tưởng Phật Hoàng Trần Nhân Tông là sự kết hợp giữa tinh thần dân tộc và tinh thần bác ái nhân văn

- ĐHQGHN tổ chức Lễ ra mắt Viện Trần Nhân Tông

- Đưa giá trị nhân văn của Trần Nhân Tông đến với nhân loại

- Thông báo tuyển sinh lớp bồi dưỡng kiến thức dự tuyển nghiên cứu sinh chuyên ngành Phật học

- Tuyển nghiên cứu sinh chuyên ngành Phật học, đợt II năm 2018

- Website Viện Trần Nhân Tông: http://tnti.vnu.edu.vn/

 Thùy Dương, Ảnh: Ngọc Tùng - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Các bài mới hơn
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ