Hội đồng nghiệm thu gồm 9 thành viên do GS.TS Võ Đại Hải - Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng.
Dự án "Thử nghiệm nhân trồng, phát triển cây Mắc ca tại ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La” do TS. Vũ Hoàng Phương, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Cao nguyên thuộc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Macadamia Quốc tế (IDMA) làm chủ trì.
TS. Vũ Hoàng Phương cho biết, dự án đã đạt các mục tiêu đề ra ban đầu, đó là ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ; Thử nghiệm nhân trồng cây Mắc ca trên quy mô lớn; Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây Mắc ca thành cây hiệu quả kinh tế cao tại ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.
Dự án cũng đã thực hiện các mục tiêu cụ thể gồm: Đánh giá được những kết quả và tồn tại của việc trồng Mắc ca tại ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La; Hoàn thiện các quy trình: nhân giống; thâm canh; thu hoạch, sơ chế bảo quản hạt Mắc ca tại vùng Tây Bắc; Xây dựng thành công 03 mô hình nhân giống Mắc ca, quy mô 0,5ha/mô hình tại 03 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu và Sơn La; Xây dựng thành công 03 mô hình trình diễn trồng cây Mắc ca có hiệu quả kinh tế cao, năng suất hạt 5-7kg hạt/cây có quy mô 5,0ha/mô hình tại 03 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu và Sơn La; Xây dựng thành công 03 mô hình sơ chế, bảo quản. Quy mô 30 tấn hạt/tháng tại 03 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu và Sơn La; Đào tạo, tập huấn được 900 lượt nông dân tại 03 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.
Khi triển khai Dự án, nhóm các nhà khoa học có được một số thuận lợi là 3 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La có quỹ đất đủ rộng để trồng và phát triển cây Mắc ca; thổ nhưỡng, khí hậu và độ cao rất phù hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu quả của cây Mắc ca, triển vọng sẽ cho năng suất cao. Theo quy hoạch thì Tây Bắc là vùng sản xuất Mắc ca lớn thứ 2 sau vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Hiện tại, ở đây đã có hàng trăm ha Mắc ca nên rất thuận lợi cho việc điều tra hiện trạng, điều tra xác định các dòng/giống Mắc ca ưu tú và bố trí một số thí nghiệm hoàn thiện quy trình thâm canh, thí nghiệm sơ chế, bảo quản Mắc ca. Công ty IDMA đã có đất đai và các công ty con tại ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La nên rất thuận lợi cho việc chỉ đạo, giám sát và triển khai thực hiện dự án.
Đoàn công tác cúa Chương trình Tây Bắc trong một lần thực địa
Chủ trì Vũ Hoàng Phương cho biết, việc triển khai Dự án cũng gặp một số khó khăn đó là địa hình phức tạp, giao thông chưa thuận tiện, thường bị sạt lở đất trong mùa mưa. Đường liên xã, liên thôn, liên bản nhiều nơi còn là đường đất; điện, nước không ổn định cũng là một trở ngại.
Các thành viên Hội đồng nghiệm thu đều nhất trí cho rằng, việc triển khai Dự án “Thử nghiệm nhân trồng, phát triển cây Mắc ca tại ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La” là cần thiết và có nhiều ý nghĩa. Dự án đã triển khai thực hiện thành công theo các mục tiêu, yêu cầu ban đầu đã đề ra. Hồ sơ nghiệm thu được thực hiện đầy đủ, đúng qui trình.
Về báo cáo tổng hợp, Hội đồng đánh giá báo cáo trình bày rõ ràng, kết cấu hợp lý theo yêu cầu của một báo cáo Dự án.
Việc triển khai trong thực tế của dự án thử nghiệm này đem lại những kết qủa đáng khích lệ, đề nghị nhóm thực hiện dự án tiếp tục phát triển, đề xuất phương án sản xuất, chế biến sâu sản phẩm Mắc ca.
Hội đồng đồng thời góp ý Dự án trình bày sâu sắc, cập nhật hơn số liệu về vùng trồng; giống, mô hình trồng theo hướng hoàn thiện công nghệ; đối tượng điều tra, qui rình thâm canh nên đề xuất rõ phạm vi áp dụng, thời vụ trồng; tiêu chuẩn cây giống với từng phương thức trồng; mô hình sơ chế bảo quản cần làm rõ công suất; phụ lục thiết bị cho qui trình.
Hội đồng nhất trí kiến nghị Chương trình Tây Bắc tiếp tục cho triển khai dự án về hoàn thiện công nghệ chế biến sâu và xây dựng thị trường Mắc ca, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển loại cây này ở vùng Tây Bắc.
Hội đồng nghiệm thu đề tài "Thử nghiệm nhân trồng, phát triển cây Mắc ca tại ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La” mã số KHCN-TB.DA01/13-18
>>>>> Các tin bài liên quan:
- Chương trình Tây Bắc: Ứng dụng công nghệ lấy nước kiểu ngầm cho tỉnh Lào Cai
- Chương trình Tây Bắc: Nhiều đề tài triển khai tại Lào Cai có tác động tốt đến hoạch định chính chính sách của tỉnh
- [Video]Chương trình Tây Bắc tại Sơn La: Tăng năng suất ngô thông qua xử lý hạt giống bằng nano kim loại
- [Video] Chương trình Tây Bắc: Tập huấn QTKT xử lý giống và mô hình canh tác ngô bằng nano kim loại
- [Video] Thiết kế chế tạo máy thức ăn dự trữ cho đại gia súc và Dây chuyền sản xuất viên nén sinh khối |