TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 16:43:55 Ngày 19/05/2020 GMT+7
Khoa học công nghệ tiên phong trong phát triển AI
AI (Artificial Intelligence - trí tuệ nhân tạo) đang trở thành xu hướng công nghệ của toàn thế giới và các đại học cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2020, Cổng Thông tin ĐHQGHN đã có cuộc trao đổi ngắn với Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn xoay quanh chủ đề này:

- Thưa Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn, nhiều quốc gia trên thế giới đã coi đó là một ngành công nghiệp then chốt và xây dựng chiến lược phát triển AI. Còn đối với Việt Nam thì đánh giá thế nào về lĩnh vực này, thưa ông?

Các cường quốc đều tập trung phát triển và có chiến lược về AI. Hiện nay, Mỹ và Trung quốc trở thành 2 trung tâm AI của thế giới với hơn chục nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Các startup AI trở thành địa chỉ đầu tư sôi động của các công ty hàng đầu trên thế giới. Chỉ tính riêng doanh thu thị trường AI năm 2018 đạt xấp xỉ 20 tỷ USD. AI là một thị trường giàu tiềm năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Đối với Việt Nam thì ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW của về Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo đó, xác định AI là một công nghệ số then chốt, chiến lược được xây dựng với mục tiêu góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao và kinh tế số, ...

Đây là chủ trương phù hợp với xu thế quốc tế và mở ra cơ hội hội nhập, phát triển, nghiên cứu và đào tạo liên quan đến AI.

- Với bối cảnh này, các đại học nói chung và ĐHQGHN nói riêng, đứng ở đâu trong lộ trình phát triển AI ấy, thưa Phó Giám đốc?

Trong bối cảnh này, các đại học Việt Nam trong đó có ĐHQGHN phải tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt và tiên phong trong việc nghiên cứu và đào tạo về AI.

Hiện nay, cả nước có gần 300 trường đại học, trong đó có có gần 200 khoa đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin – đây là các cơ sở đào tạo nhân lực trong lĩnh vực AI. Chỉ tính riêng ĐHQGHN có 5 đơn vị đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về AI, bao gồm: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Công nghệ, Viện Công nghệ thông tin, Viện Quốc tế Pháp ngữ và Khoa Quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gian triển lãm của ĐHQGHN tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Bộ Khoa học Công nghệ, ngày 30/11/2019

- ĐHQGHN đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, lãnh đạo ĐHQGHN kế hoạch gì cho việc quản trị đại học gắn với sự phát triển của AI, thưa ông?

ĐHQGHN đã và đang ứng dụng AI trong quá trình chuyển đổi số ở cả ba nội dung chính, hướng tới đại học số, trong đó sự chuyển đổi số trong quản trị đại học được xúc tiến đầu tiên, tiếp đến trong đào tạo và sau đó đến nghiên cứu, trên nền tảng quản trị số với ứng dụng AI sẽ cho phép ra các quyết định dựa vào dữ liệu. Điều này hướng đến sự minh bạch và cởi mở trong việc chia sẻ dữ liệu của người dùng trong đó có đội ngũ những người quản trị đại học, giảng viên, nhà khoa học và sinh viên cũng như các đối tác.

Trong thời gian tới, ĐHQGHN sẽ đầu tư cho các hướng nghiên cứu đang là xu thế chung của thế giới và các đại học tiên tiến, trong đó có AI. ĐHQGHN có kế hoạch đầu tư phòng thí nghiệm liên ngành theo hướng phát triển AI - ICT ở Hòa Lạc.

Đào tạo công nghệ thông tin và AI là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. AI là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. ĐHQGHN là một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực có thế mạnh về khoa học cơ bản, trong đó có ngành toán học là nền tảng để phát triển AI. Đây chính là điều kiện để cho ĐHQGHN tiên phong nghiên cứu và phát triển AI gắn với ứng dụng trong các lĩnh vực khác như: kinh tế, xã hội và nhân văn, giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ, luật và thế mạnh liên ngành của ĐHQGHN. AI sẽ phát huy hiệu quả hơn khi phối hợp cùng với các ngành khoa học khác.

- Ông có thể nói chi tiết hơn về đại học số có gắn với ứng dụng AI?

Hiện nay, ĐHQGHN đang xây dựng đại học số trong đó các quyết định quản trị được đưa ra dựa trên dữ liệu tích hợp.

Đối với công tác đào tạo, ĐHQGHN đã và đang xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến, trong đó có các dữ liệu bài giảng điện tử, dữ liệu học tập của sinh viên hướng đến mục tiêu đào tạo theo hướng cá thể hóa, ... Các đơn vị trong ĐHQGHN cũng đã xây dựng nhiều chương trình đào tạo có liên quan đến AI như: công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, tự động hóa, robot v.v.

Đối với hoạt động nghiên cứu, ĐHQGHN xác định để phát triển AI cần có cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hạ tầng tính toán mạnh.

Trân trọng cảm ơn Phó Giám đốc về cuộc phỏng vấn này.

Trưởng ban KHCH Vũ Văn Tích cho biết:

Trong thời gian tới ĐHQGHN sẽ phát triển các Phong thí nghiệm nghiên cứu trọng điểm về AI và các nhóm nghiên cứu về phát triển công nghệ lõi về AI ở Trường ĐH Công nghệ và Viện Công nghệ thông tin, đồng thời phát triển các nhóm nghiên cứu và phòng thí nghiệm liên quan tới ứng dụng AI trên nền tảng sẵn có về cơ sở dữ liệu liên ngành trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Mặt khác chiến lược phát triển KHCN của ĐHQGHN trong giai đoạn tới cũng sẽ tham gia tích cực trong việc thực hiện chiến lược phát triển AI của Chính phủ do Bộ KHCN soạn thảo, từng bước góp phần hình thành nguồn nhân lực, hệ thống CSDL và đặc biệt là các nền tảng (Platform) cho ứng dụng AI ở một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Trân trọng cảm ơn Phó Giám đốc về cuộc trao đổi vừa qua.

>>>>> Các tin bài liên quan:

- My Beautiful Life: Hồi sinh cơ hội giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động

- Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác giữa UTS và VNU - UET

- VNU-MOST: Chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia hướng tới xây dựng một xã hội an toàn, hiệu quả và thông minh

- Đại sứ quán Ấn Độ và ĐHQGHN đồng tổ chức khóa học “Phân tích cơ sở dữ liệu lớn”

- Chương trình Dự án khởi nghiệp (Pitch Day) của ĐHQGHN cho các nhóm khởi nghiệp

VMINA LAB: ra mắt thiết bị sát khuẩn tự động

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo: Giảm 99,5% thời gian lập lịch và tăng rõ rệt hiệu quả trực ca với Hệ thống xếp lịch trực tự động

Các phòng thí nghiệm trọng điểm ĐHQGHN

Hệ thống phòng thí nghiệm của ĐHQGHN

Danh mục các phòng thí nghiệm của Trường Đại học Công nghệ

Kyber Network gọi vốn thành công, cựu sinh viên UET nói về khởi nghiệp

Triển khai thành công “Hệ thống Tối ưu hóa lập lịch ca trực vận hành” do nhóm nghiên cứu Trường Đại học Công nghệ thực hiện tại hai Nhà máy thủy điện Sơn La và Lai Châu

Sử dụng thực tế ảo trong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể

Nghiên cứu phát triển sản phẩm thương mại hóa trạm thu di động tín hiệu truyền hình vệ tinh

 Ngọc Dung - VNUMedia
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ