TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 16:48:48 Ngày 19/06/2020 GMT+7
Thiết bị chiếu sáng không cần điện của ĐH Quốc gia Hà Nội được cấp bằng độc quyền sáng chế
TS Nguyễn Trần Thuật (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, thiết bị chiếu sáng không cần điện do nhóm của anh nghiên cứu vừa được Cục SHTT, Bộ KH&CN, cấp bằng độc quyền sáng chế.

Nhóm nghiên cứu của TS Nguyễn Trần Thuật vừa nhận được bằng độc quyền sáng chế vào sáng 17/6.

Đây là loại thiết bị có thể lắp đặt trên mái nhà, và nhờ cơ chế hội tụ ánh sáng mặt trời, nó sẽ giúp chiếu sáng ngôi nhà mà không cần sử dụng điện. Đồng thời, với cơ chế truyền dẫn, ánh sáng hội tụ sẽ được đưa đến tất cả các tầng nhà thông qua các ống dẫn sáng trong cùng hệ thống. Hệ thống này có thể kết hợp với hệ thống chiếu sáng dùng điện tại nơi sử dụng, như vậy không cần thêm diện tích trần cho 2 hệ chiếu sáng riêng rẽ.

Nhóm tác giả đứng tên trong bằng độc quyền sáng chế bao gồm TS Nguyễn Trần Thuật – Trung tâm Nano và Năng lượng, TS Hoàng Chí Hiếu – Khoa Vật lý, Nguyễn Quang Quân và Hồ Đức Quân – cựu sinh viên lớp Cử nhân khoa học Tài năng Vật lý K58, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội; và PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Thiết bị này cũng đã được công bố đăng ký sáng chế tại Mỹ hồi tháng 4/2018 và đang trong giai đoạn thẩm định nội dung trước khi được cấp bằng.

Bằng độc quyền sáng chế cấp tại Việt Nam có tên “Thấu kính hội tụ kết nối với sợi quang và thiết bị thu nhận ánh sáng mặt trời sử dụng thấu kính này”.

 

Thiết kế nguyên mẫu thấu kính mới nhất.

Đến thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu đã tiến thêm một bước quan trọng là có được thiết kế cho hệ sử dụng chất lỏng, nằm trong vỏ chứa trong suốt, thay vì dùng nhựa đặc. “Như vậy sẽ rẻ hơn, tiện hơn, dễ thay thế và bảo trì; trong khi nhựa có thể bị hỏng, bị lão hóa khi phơi nắng, chi phí thay thế hoặc tái chế cũng tốn hơn,” TS Thuật nói với Khoa học và Phát triển. “Dựa trên điều chỉnh này, có khả năng nhóm sẽ nộp đăng ký thêm một bằng sáng chế mới ở Mỹ.”

TS Thuật cũng cho biết đã có thể chế tạo thương mại hóa thiết bị nên nhóm cần tìm một công ty có tiềm lực tài chính để nhận chuyển giao và hoàn thiện phát triển quy mô sản xuất.

“Prototype [nguyên mẫu] hiện chưa đạt hiệu quả như chúng tôi mong muốn vì các thấu kính sử dụng để dựng thiết bị là các thấu kính dùng trong đèn LED, có thể mua được rất dễ dàng với giá rẻ trên thị trường. Tuy nhiên, các thấu kính này tối ưu cho phát sáng chứ không tối ưu cho nhận sáng, do đó rõ ràng việc tận dụng là chưa khả thi. Chúng tôi cần tìm một đơn vị có khả năng chế tạo các thấu kính nhỏ bằng nhựa trong suốt, theo đúng thiết kế để lắp thành hệ như yêu cầu. Khi chưa có bằng sáng chế thì chúng tôi chưa dám tự tin để đặt hàng, còn bây giờ thì ổn rồi,” TS Thuật chia sẻ.

 Huy Đăng
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ