Đề tài “Thiết bị và vật liệu tiên tiến cho khảo sát quy mô lớn dữ liệu về nước”của GS. TS. Hoàng Nam Nhật (khoa Vật lý kỹ thuật và công nghệ nano) là Chủ nhiệm đề tài và“Hệ thống giao tiếp tiếng Việt dựa trên AIsử dụng tín hiệu mắt và tín hiệu điện não cho người tổn thương chức năng vận động” do PGS.TS. Lê Thanh Hà (khoa Công nghệ thông tin) – là Chủ nhiệm đề tài được lựa chọn từ 139 hồ sơ đăng ký thuộc các lĩnh vực như Gen và tế bào; Khoa học máy tính; Trí tuệ nhân tạo; Tự động hóa; Năng lượng tái tạo; Vật liệu thế hệ mới… Trải qua 3 vòng đánh giá xét duyệt hồ sơ, Hội đồng Khoa học công nghệ của VinIF đã công bố 28 dự án được tài trợ trong năm 2020. Dự án của GS.TS. Hoàng Nam Nhật và PGS.TS. Lê Thanh Hà đã đạt được các yêu cầu của Quỹ VinIF, cụ thể có bài báo công bố trên tạp chí quốc tế hoặc các tổ chức nghiên cứu có uy tín xếp hạng Q1 hoặc tương đương; sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng; chấp nhận đơn đăng ký sở hữu trí tuệ; đào tạo thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo tiến sĩ trong nước. Với khoản tài trợ này, các nhà khoa học được sử dụng để chi trả cho lương của thành viên dự án, chi phí thuê chuyên gia trong nước và quốc tế; mua nguyên, nhiên, vật liệu và các vật tư, dụng cụ; mua sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thực hiện công bố quốc tế và đăng ký sáng chế… Chia sẻ về đề tài “Thiết bị và vật liệu tiên tiến cho khảo sát quy mô lớn dữ liệu về nước”, GS. TS. Hoàng Nam Nhật nhận định: “Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, công tác thu thập dữ liệu trực tuyến về chất lượng nước (nước thải công nghiệp, sinh hoạt, sông hồ...) là vấn đề có tính cấp thiết về mặt kinh tế và xã hội học. Ngày nay, những số liệu này còn rất khiêm tốn, tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp lớn, mà không có dữ liệu đánh giá diện rộng như ở hồ chứa nước lớn, kênh thoát nước đô thị, một con sông hay một vùng ngập nước. Ngoài ra, các phương pháp và thiết bị sẵn có hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới đều là trên cơ sở thiết bị cầm tay phụ thuộc lấy mẫu tại chỗ, không tự động hóa, không gắn được trên vật thể mang. Vì vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn dự án này sẽ cung cấp một giải pháp mới để tiến tới thiết kế và phát triển hệ thống thiết bị đo đạc (trực tuyến, điều khiển từ xa, nhỏ gọn, trôi nổi tự do, hoặc gắn được trên vật thể mang, kèm GPS và nhiệt độ), để khảo sát độ dẫn điện bề mặt nguồn nước (nước sinh hoạt, nước thải, nước sông, nước ao hồ, nước biển). Hệ thống sẽ có có độ chính xác cao và áp dụng được trên diện rộng. Đề tài “Thiết bị và vật liệu tiên tiến cho khảo sát quy mô lớn dữ liệu về nước”của GS. TS. Hoàng Nam Nhật (khoa Vật lý kỹ thuật và công nghệ nano) là Chủ nhiệm đề tài được Quỹ VINIF tài trợ (Ảnh Quỹ VINIF) Theo PGS.TS. Lê Thanh Hà, hiện nay ở Việt Nam chưa có các phương tiện hỗ trợ hoặc thay thế chức năng giao tiếp cho những người bệnh mất khả năng giao tiếp bằng lời nói, nhưng khả năng hiểu và diễn đạt còn tốt. Vì vậy, họ buộc phải sống trong tình trạng vô cùng khó khăn hoặc gia đình phải chấp nhận chi phí rất lớn để có được sự hỗ trợ cần thiết.Do đó, việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động nhằm hỗ trợ người bệnh giao tiếp dễ dàng hơn với chi phí phù hợp có ý nghĩa nhân văn lớn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay. “Hệ thống giao tiếp tiếng Việt dựa trên AI sử dụng tín hiệu mắt và tín hiệu điện não cho người tổn thương chức năng vận động” do PGS.TS. Lê Thanh Hà là Chủ nhiệm đề tài nhận được tài trợ từ Quỹ VINIF (Ảnh tác giả cung cấp) PGS.TS. Lê Thanh Hà còn chia sẻ, đối với hệ thống này người bệnh chỉ cần dùng chuyển động của mắt để tương tác với thiết bị. Thiết bị giúp người bệnh chuyển tải thông tin tới những người xung quanh bằng cách hiệnnội dung trên màn hình hoặc bằng âm thanh tiếng Việt được phát ra loa. Người bệnh cũng có thể thực hiện các tương tác khác như tìm kiếm và duyệt thông tin trên internet, kiểm tra, soạn và gửi email, tham gia tương tác với mạng xã hội,... Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mà mắt là kênh giao tiếp còn lại duy nhất của họ thì hệ thống thực sự có ý nghĩa. Ngoài những người bị tổn thương chức năng vận động, hệ thống cũng có thể hỗ trợ cho những người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng ở trong tình huống không thể sử dụng cách thức thông thường như dùng chuột hay bàn phím để tương tác với máy tính. Đây là năm thứ haiTrường ĐHCN nhận được tài trợ dự án nghiên cứu đối với các công trình khoa học doQuỹ VinIF tổ chức. Năm 2019, đề tài “Hệ thống trí tuệ nhân tạo chuẩn đoán và tiên lượng bệnh nhồi máu cơ tim dựa trên siêu âm tim” do TS. Trần Quốc Long (Khoa Công nghệ thông tin) – là Chủ nhiệm đề tài đã được Quỹ VinIF tài trợ, với mức tài trợ là 6,5 tỷ đồng.Đề tài của TS. Trần Quốc Long là một trong 20 dự án khoa học công nghệ đã nhận tổng mức tài trợ 124 tỷ đồng. Còn đề tài thầy PX Hiếu? (Em nhấn mạnh về việc Quỹ VINIF tài trợ cho Trường lần thứ 2, nên phần của anh Hiếu em sẽ tìm hiểu thêm ạ) Quỹ VinIF được thành lập ngày 21/8/2018 với chức năng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hoạt động dựa trên nguyên tắc phi lợi nhuận. Các tài sản mua sắm và hình thành từ dự án như sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ cùng các kết quả dự án khác hoàn toàn thuộc về chủ nhiệm dự án, nhóm nghiên cứu hoặc tổ chức chủ trì. Để được nhận tài trợ, chủ nhiệm dự án phải là nhà khoa học có bằng tiến sĩ, đã có kinh nghiệm và thành tựu; số lượng người nước ngoài tham gia dự án không được vượt quá 30%. Trường hợp chủ nhiệm dự án là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, cần có thời gian làm việc trong nước tối thiểu 3 tháng/năm trong thời gian chủ nhiệm dự án. Quỹ sẽ tài trợ hằngnăm cho các dự án xuất sắc để thúc đẩy các nghiên cứu đi vào ứng dụng thực tế. |