TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 00:00:00 Ngày 16/11/2021 GMT+7
Các nghiên cứu của ĐHQGHN đóng góp vào việc đẩy mạnh liên kết phát triển vùng trung du và miền núi Bắc bộ
Hội thảo “Định hướng liên kết phát triển vùng trung du, miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” vừa được Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức.

Hội thảo giúp củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa quan trọng giúp Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020” hoàn thiện Đề án và đề xuất Bộ Chính trị các chủ trương, định hướng mới cho phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du, miền núi Bắc bộ phù hợp với bối cảnh tình hình mới, đặc biệt là các giải pháp nhằm tháo gỡ các nút thắt có tính vùng, liên vùng; đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm khai thông và bổ sung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng. 

Trên cơ sở đánh giá khách quan những kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế trong liên kết phát triển vùng thời gian qua, các đại biểu đã cho ý kiến về các vấn đề: Liên kết phát triển vùng trung du và miền núi Bắc bộ trong quy hoạch phát triển vùng; kinh nghiệm quốc tế về liên kết phát triển vùng và gợi mở cho vùng; các thuận lợi và khó khăn trong thực hiện liên kết vùng; phát triển hạ tầng giao thông liên kết vùng; phát triển hành lang kinh tế liên kết vùng trung du và miền núi Bắc bộ…

Với kinh nghiệm triển khai chương trình KH&CN cấp Nhà nước Phát triển bền vững vùng Tây Bắc, báo cáo trình bày tại hội thảo, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn nhấn mạnh quan điểm phát bền vững vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Theo Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn, để phát triển kinh tế, cần lấy kinh tế tư nhân và doanh nghiệp làm chủ lực phát triển kinh tế, phát huy nội lực, thúc đẩy tinh thần doanh nhân của người dân vùng Tây Bắc.

Cùng với đó là hình thành các khu kinh tế biên mậu, giữ ổn định chính sách thương mại biên giới. Bên cạnh đó, cần đề ra các chính sách phát triển vùng và tộc người thiểu số có sự phân biệt giữa mức sống và điều kiện phát triển của từng tộc người. Từ đó, xây dựng các giải pháp can thiệp để giảm nghèo đa chiều gắn với phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bao gồm bốn nhóm tiêu chí quan trọng: Sinh kế; Sức khỏe và dinh dưỡng; Giáo dục; Điều kiện sống gắn với phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Song song với đó, tiếp tục phát triển du lịch trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của vùng, phấn đấu đến giai đoạn 2021-2030, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GRDP của các tỉnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Về phát triển văn hóa – xã hội, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn cho rằng, phải coi biên cương là cốt lõi của chính sách dân tộc, phát triển kinh tế và quốc phòng – an ninh. Phát huy tối đa truyền thống cách mạng, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp rừng, du lịch sinh thái, tâm linh còn chưa được khai thác hoặc khai thác chưa tương xứng với quy mô của vùng Tây Bắc và các vùng phụ cận.

Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn nhấn mạnh vai trò của việc duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế và môi trường sinh thái, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực, các mặt hoạt động, quan hệ xã hội, thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển bền vững.

Để Trung du và Miền núi Bắc Bộ nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng trở thành vùng năng động và phát triển hài hòa về kinh tế - sinh thái - xã hội, cần xây dựng bộ tiêu chí chuyển đổi kinh tế - sinh thái – xã hội trong hoạch định và đánh giá các chính sách phát triển, từng bước chuyển đổi và xây dựng các mô hình phát triển địa phương thông minh 4.0 trên cơ sở ứng dụng khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực địa phương thông qua đào tạo nghề tại chỗ/tiếp nhận chuyển giao tri thức của các nguồn di động nhằm thu hút các nguồn di động kèm di cư.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn cũng đã trình bày các định hướng và giải pháp để phát triển bền vững vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 về phát triển kinh tế; văn hóa – xã hội; giáo dục và đào tạo; đảm bảo môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; phát triển Chính phủ Điện tử và Chuyển đổi số.

 PV - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ