Nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là những ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp của giới trẻ và sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội vào quá trình chuyển đổi xanh, Khoa Các khoa học Liên ngành phối hợp với Viện Pháp tại Hà Nội, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tổ chức buổi Tọa đàm khoa học “Sáng tạo khởi nghiệp trong xu thế kinh tế tuần hoàn”. Những ý tưởng, mô hình sáng tạo khởi nghiệp từ tiếp cận theo định hướng kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần truyền cảm hứng cho cộng đồng đặc biệt là các bạn sinh viên vào các hoạt động đổi mới cho môi trường cả trong và ngoài khuôn viên trường đại học. Đây cũng là một trong những nỗ lực của Khoa góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về kinh tế tuần hoàn cũng như nhu cầu đổi mới để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và tăng cường hiểu biết về tiềm năng chuyển giao công nghệ đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Tại Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Khoa, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHNTS Nguyễn Kiều Oanh chia sẻ, với nhiệm vụđào tạo và quản lý liên ngành để phát triển bền vững, Khoa tổ chức thực hiện các chương trình từ khoa học cơ bản đến liên ngành, liên lĩnh vực có tính ứng dụng thực tiễn cao. TS. Nguyễn Kiều Oanh, Phó Chủ nhiệm Khoa, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN phát biểu khai mạc hội thảo Buổi tọa đàmSáng tạo khởi nghiệp trong xu thế kinh tế tuần hoàn là diễn đàn thu hút, định hướng các bạn trẻ trong đổi mới, sáng tạo vìmột thế giới tươi đẹp và bền vững.Những ý tưởng, mô hình sáng tao khởi nghiệp trong bối cảnh xu hướng của nền kinh tế tuần hoàn mang nhiều ý nghĩa nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồngđặc biệt là giới trẻ (sinh viên) vào các hoạt động đổi mới cho môi trường cả trong vàngoài khuôn viên trường đại học. Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, các bạn trẻ tham gia trực tiếp và trực tuyến Tại hội thảo, GS Emmanuelle LEDOUX, Tổng giám đốc Viện kinh tế tuần hoàn quốc gia Pháp, đã chia sẻ về xu hướng và những triển vọng phát triển ở Việt Nam. Bà cho rằng, Việt Nam đang dần dịch chuyển từ mô hình kinh tế tuyến tính (khai thác, sản xuất, tiêu dùng và vứt bỏ để tìm kiếm sự tăng trưởng vô hạn) sang mô hình kinh tếtuần hoàn (sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách bền vững bằng cách hạn chế tiêuthụ, hạn chế lãng phí nguồn tài nguyên và giảm thiểu việc phát thải). Bà đã gợi ý một số chính sách mới liên quan đến thực thi những quy định về kinh tế tuần hoàn thành công ở Pháp có thể triển khai ở Việt Nam như: Quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với ngành tái chế bao bì, tái chế vật liệu xây dựng, tăng tính tuần hoàn của rác thải khi nó trở thành nguyên liệu đầu vào cho một chuỗi sản xuất mới, hạn chế việc khai thác nguồn tài nuyên thiên nhiên và hạn chế rác thải ra môi trường. GS Emmanuelle LEDOUX, Tổng giám đốc Viện kinh tế tuần hoàn quốc gia Pháp chia sẻ xu hướng kinh tế tuần hoàn và những triển vọng phát triển ở Việt Nam Diễn giả TS. Bùi Thị Thanh Hương, Giảng viên Khoa các Khoa học liên ngành chia sẻ năm xu hướng liên quan đến kinh tế tuần hoàn để các bạn trẻ tham khảo cho các sáng tạo khởi nghiệp của mình: nông trang theo chiều thẳng đứng (verticle farming), tái sử dụng, tái chế, tái nạp (reuse, recycle, refill), nâng cấp và sử dụng đồ đạc cũ (upcycle), hướng tiêu dùng hữu cơ (Organic Supplies), giao thông không phát thải (Emission-Free Transport). Bằng kinh nghiệm mentor bốn nhóm khởi nghiệp sáng tạo liên quan đến kinh tế tuần hoàn, cô chia sẻ công thức hỗ trợ các bạn trẻ sáng tạo và biến ý tưởng sáng tạo thành mô hình kinh doanh khởi nghiệp phục vụ phát triển cộng đồng xanh, bền vững. TS Bùi Thị Thanh Hương – Giảng viên Bộ môn BĐKH và Khoa học bền vững – Khoa các khoa học liên ngành chia sẻ những ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong xu thế kinh tế tuần hoàn. Hội thảo nhận được sự quan tâm thảo luận sôi nổi của các khán giả tham gia trực tiếp và trực tuyến như: có nên bắt đầu khởi nghiệp trong giai đoạn lạm phát, những khó khăn mà nhóm khởi nghiệp thường gặp, công thức cho khởi nghiệp sáng tạo, cách duy trì hoạt động của các START Up tăng trưởng xanh hoạt động phi lợi nhuận, tiêu chí cho một đô thị xanh, thông minh, bền vững hay cách tái chế nhựa thành các sản phẩm thời trang ... Hội thảo cũng nhận được sự trao đổi chuyên môn từ các chuyên gia môi trường, kinh tế, chuyên gia có kinh nghiệm về sáng tạo khởi nghiệp đến từ UNESCO Hà Nội, Viện Pháp tại Hà Nội, trường Quốc tế, bộ môn BĐKH và Khoa học bền vững. Hội thảo là là sự kiện bên lề hướng tới cuộc thi “Sáng tạo khởi nghiệp – VNU START UP VNU 2022”, là diễn đàn hữu ích kết nối các ý tưởng của các bạn trẻ trong xu thế đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm – xu thế kinh tế tuần hoàn. Dưới đây là một số hình ảnh được ghi nhận tại hội thảo Các chuyên gia tham dự hội thảo TS. Vũ Tuấn Anh, Phó Trưởng ban KHCN - Đại học Quốc gia Hà Nội - Trưởng BTC cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp - Sáng tạo VNU START UP 2022 khuyến khích tinh thần sáng tạo khởi nghiệp của sinh viên tham gia hội thảo PGS.TS Nguyễn Văn Định - Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế, ĐHQGHN, Thành viên BTC cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp - Sáng tạo VNU START UP 2022 chia sẻ tại hội thảo Ông Đào Khắc Việt - Cán bộ dự án quốc gia, Ban khoa học,Văn phòng UNESCO tại Hà Nội chia sẻ tại hội thảo về tòa nhà của LHQ tại Hà Nội cũng là một tòa nhà “tái chế” PGS.TS Nguyễn Ngọc Trực, Chủ nhiệm Bộ môn Biến đổi khí hậu và Khoa học bền vững, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN chia sẻ tại hội thảo Các sinh viên ĐHQGHN tham dự hội thảo >>>>> Các tin bài liên quan |