Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn đã tới dự.
Cùng dự có đại diện lãnh đạo các ban chức năng, một số đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQGHN; lãnh đạo các doanh nghiệp, đại diện các đơn vị đối tác, các trường đại học, viện nghiên cứu và đông đảo giảng viên, nhà khoa học, sinh viên trong và ngoài Trường.
%20Hoi%20nghi%20khoa%20hoc%20HUS%202024%20(24).jpg)
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Trần Quốc Bình cho biết, áp lực từ xu hướng tự chủ đại học và sự cạnh tranh từ các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập khiến các trường đại học cần gia tăng các tiềm lực khoa học & công nghệ và đổi mới trong cách tiếp cận nguồn lực cho nghiên cứu. Cùng với đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành quy định mới về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, trường đại học cần đạt tỷ lệ công bố bài báo khoa học là 0,3 bài/cán bộ/năm và nguồn thu từ khoa học & công nghệ tối thiểu đạt 5% tổng nguồn thu.
Hội nghị khoa học thường niên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách trao đổi, bàn luận về các giải pháp gia tăng nguồn lực cho khoa học & công nghệ và đổi mới sáng tạo từ các góc nhìn khác nhau.
%20Hoi%20nghi%20khoa%20hoc%20HUS%202024%20(18).jpg)
Tại hội nghị, PGS.TS Hoàng Thị Minh Thảo – Trưởng phòng Khoa học & Công nghệ, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã chia sẻ về quy mô và nguồn lực cho nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo tại Nhà trường. Trong thời gian vừa qua, số lượng công bố quốc tế WoS/Scopus và đăng ký sở hữu trí tuệ có xu hướng tăng. Tỉ lệ công bố khoa học tên tổng số cán bộ khoa học giai đoạn 2020-2024 đạt xấp xỉ 1.1. PGS.TS Hoàng Thị Minh Thảo cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực cho nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của cơ sở giáo dục đại học nói chung và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên nói riêng, đó là: chính sách, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khoa học, ngân sách dành cho khoa học & công nghệ.
Trong những năm qua, ĐHQGHN đã ban hành nhiều chính sách khoa học & công nghệ lớn, tạo động lực và nguồn lực cho cán bộ khoa học. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã nghiêm túc thực hiện các chính sách này và tuyên truyền, phổ biến tới từng đối tượng thụ hưởng chính sách. Các chính sách Nhà trường đang triển khai tốt có thể kể đến như: Xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh; Quản lý và phát triển phòng thí nghiệm/trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN; Hỗ trợ công bố và sở hữu trí tuệ; Các chính sách liên quan đến thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Ban hành quy trình thực hiện các hoạt động khoa học & công nghệ…
Về nguồn nhân lực, Nhà trường có khoảng 500 cán bộ khoa học, trong đó có 17 giáo sư, 124 phó giáo sư, 240 tiến sĩ. Hàng năm, Nhà trường luôn cử cán bộ, viên chức đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời Nhà trường thu hút số lượng lớn các nhà khoa học trình độ cao đến làm việc với sự hỗ trợ của các tổ chức tài trợ lớn như JICA, USAID, DAAD, Fulbright…, trong đó có nhiều nhà khoa học làm Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm.
Trong thời gian tới, Nhà trường định hướng tiếp tục gia tăng số lượng và thứ hạng các lĩnh vực cốt lõi trong các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Cùng với đó, nâng cao tỷ trọng hoạt động đổi mới sáng tạo, phấn đấu tăng nguồn thu từ hoạt động đổi mới sáng tạo. Trường cũng từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động khoa học & công nghệ hiệu quả, hướng tới các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với môi trường nghiên cứu ở Việt Nam.
Các đại biểu tham dự hội nghị cũng nghe và thảo luận về các tham luận – giải pháp gia tăng nguồn lực cho nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
%20Hoi%20nghi%20khoa%20hoc%20HUS%202024%20(25).jpg)
Ông Nguyễn Đoàn Kết – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông nhấn mạnh vai trò của hợp tác nghiên cứu khoa học giữa doanh nghiệp và trường đại học. Theo ông Nguyễn Đoàn Kết, Rạng Đông đang đi trên con đường chuyển đổi kép – chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, để làm được điều này doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới sáng tạo, quá trình đó không thể không kể đến những đóng góp của các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu và trường đại học. Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Rạng Đông cũng cho rằng, doanh nghiệp là nơi để các nhà khoa học thử nghiệm, triển khai các ý tưởng mới và ứng dụng ngay vào sản xuất và đào tạo đội ngũ tri thức của doanh nghiệp.
Ở góc nhìn của các nhà quản lý chính sách, ThS. Trần Vũ Tuấn Phan - Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ thông tin của Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 2395) của Chính phủ. Đề án được xây dựng với mục đích: nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng quản lý cho đội ngũ nhân lực KH&CN; nghiên cứu, tìm kiếm, tiếp thu, làm chủ, phát triển công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại… tại nước ngoài nhằm giải quyết các vấn đề nóng, có tầm ảnh hưởng lớn mà hiện nay tại Việt Nam chưa thực hiện được; hình thành lực lượng chuyên gia KH&CN trình độ cao, các chuyên gia đầu ngành, các tổng công trình sư, các nhóm nghiên cứu mạnh đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới; xây dựng mạng lưới kết nối đối tác KH&CN và đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam và thế giới; xây dựng được các mô hình hợp tác trong nước và quốc tế để đưa KH&CN và đổi mới sáng tạo thực sự phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Dưới góc độ là nhà khoa học, PGS.TS Lê Đức Minh – Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh về phân tích gen môi trường và bảo tồn, Khoa Môi trường và PGS.TS Phạm Thế Hải – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Khoa học sự sống, Trưởng Khoa Sinh học đã đưa ra quan điểm về các giải pháp giúp gia tăng nguồn lực cho sự phát triển KH&CN.
%20Hoi%20nghi%20khoa%20hoc%20HUS%202024%20(1).jpg)
Theo PGS.TS Lê Đức Minh, quá trình xây dựng và triển khai các nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hiện nay đang có nhiều thuận lợi trong đó phải kể đến các yếu tố như: đội ngũ cán bộ có trình độ được đào tạo bài bản, tốt nghiệp từ các đơn vị đào tạo có uy tín trên thế giới; uy tín của ĐHQGHN nói chung và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên nói riêng ngày càng gia tăng, từ đó giúp thu hút các nguồn tài trợ quốc tế; các cơ chế hỗ trợ từ Nhà trường ngày càng linh hoạt và hiệu quả. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng được nhiều nước quan tâm; các hình thức kết nối với đối tác cũng ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn như thông qua các công trình nghiên cứu, seminar, hội thảo… Tuy còn nhiều thách thức phải đối mặt nhưng nếu biết vận dụng tốt những cơ hội và lợi thế đang có chắc chắn các nhà khoa học có thể xây dựng và phát triển quan hệ tốt với các đối tác quốc tế. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học có thể thu hút được các dự án hợp tác quốc tế và tìm ra nhiều nguồn tài trợ cho việc triển khai và phát triển nghiên cứu khoa học.
PGS.TS Phạm Thế Hải nhận định, đa dạng hóa các nguồn lực là rất cần thiết để đảm bảo tính bền vững và liên tục phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Mỗi nguồn lực có những đặc thù riêng, đòi hỏi các năng lực tương thích để khai thác. Đặc biệt PGS.TS Phạm Thế Hải nhấn mạnh kết nối và hợp tác là chìa khóa để đa dạng hóa các nguồn lực trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
PGS.TS Nguyễn Trần Thuật – Phó Giám đốc Trung tâm Nano và Năng lượng đã đưa ra những thách thức mà chính bản thân ông cũng như nhiều đồng nghiệp phải đối mặt trong quá trình thành lập doanh nghiệp spin-off. PGS.TS Nguyễn Trần Thuật mong muốn cần có cơ chế để gỡ rối cho các nhà khoa học trong việc thành lập và phát triển doanh nghiệp spin-off.
>>> Các tin tức liên quan:
- Các nhà khoa học ĐHQGHN nghiên cứu giải pháp phòng tránh thiên tai ở các khu vực miền núi Việt Nam
- Tăng cường hỗ trợ tài chính cho nhà khoa học xuất sắc, hướng tới xây dựng đại học đổi mới sáng tạo chuẩn quốc tế
- PGS.TS Trần Mạnh Trí - Nhà khoa học xuất sắc của ĐHQGHN vinh dự đón nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024
- Thu hút nhà khoa học xuất sắc để phát triển nhanh và bền vững |