TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo 08:40:01 Ngày 20/03/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Bùi Minh Tuân
Tên đề tài luận án: Dao động nội mùa của trường mưa trên khu vực Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Minh Tuân                               2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     18/03/1988                                                          4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Số 2999/QĐ-ĐHKHTN ngày 18/8/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

8. Chuyên ngành: Khí tượng học                                                9. Mã số: 9440222.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:                           Hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Minh Trường                 

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Dựa trên phân tích 4 mode chính của dao động nội mùa của mưa ở Việt Nam, luận án chỉ ra rằng dao động nội mùa của trường mưa ở Việt Nam có sự khác nhau lớn giữa các vùng khí hậu do tác động của các yếu tố ngoại nhiệt đới và địa hình. Sự hoạt động của dao động nội mùa của trường mưa có mối liên hệ chặt chẽ với số ngày mưa lớn diện rộng tại một số vùng khí hậu của Việt Nam.

Dựa trên các hình thế quy mô lớn tương ứng với các pha hoạt động của dao động nội mùa, luận án chỉ ra rằng dao động nội mùa của trường mưa ở Việt Nam chịu tác động mạnh bởi các yếu tố ngoại nhiệt đới. Trong trường hợp mode 1, mưa dao động nội mùa được gây ra bởi tương tác giữa xâm nhập lạnh từ Siberia và nhiễu động nhiệt đới tại Biển Đông. Trong trường hợp mode 2, mưa dao động nội mùa được gây ra bởi sự hội tụ của khối không khí cực và sóng dạng nhiễu động nhiệt đới tại Biển Đông. Trong trường hợp mode 3, mưa dao động nội mùa được gây ra bởi hiệu ứng nâng tựa địa chuyển của chuỗi sóng ngoại nhiệt đới và sóng dạng nhiễu động nhiệt đới. Cuối cùng, tác động của sự phát triển ngược dòng của chuỗi sóng ngoại nhiệt đới từ Bắc Thái Bình Dương tới sóng dạng nhiễu động nhiệt đới là nguyên nhân chính gây mưa dao động nội mùa trong trường hợp mode 4.

Sự tương tác giữa phân kì ẩm, đốt nóng bức xạ và đốt nóng đoạn nhiệt gây ra bởi dòng giáng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bất ổn định có điều kiện, dẫn đến sự hình thành của đối lưu sâu trong các pha hoạt động của mưa dao động nội mùa tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối lưu sâu làm khí quyển mực thấp ổn định trở lại do sự làm lạnh bề mặt kết hợp với quá trình đốt nóng đoạn nhiệt ở các mực giữa tầng đối lưu. Quá trình hồi tiếp âm này đóng góp vào sự kết thúc của pha hoạt động và chuyển sang pha gián đoạn tiếp theo của mưa dao động nội mùa của mưa ở Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở lí thuyết để xây dựng các phương pháp dự báo mưa với hạn dự báo xa hơn. Các tín hiệu dao động từ xa cần thời gian để di chuyển tới Việt Nam, một khi xác định được các tín hiệu dao động này, dự báo viên có thể sử dụng các phương pháp kết hợp động lực-thống kê để đưa ra bản tin dự báo với hạn dự báo có thể lên tới trên 20 ngày hoặc hơn. Các dự báo hạn dài với độ chính xác cao hơn là cực kì cần thiết đối với rất nhiều các hoạt động kinh tế xã hội. Cơ sở lí thuyết này cũng giúp kiểm tra khả năng mô phỏng và dự báo của các mô hình số so với thực tế, từ đó giúp các nhà phát triển mô hình có thể cải thiện tốt hơn các mô hình này trong tương lai.

Một ý nghĩa khoa học quan trọng của luận án đó là chỉ ra được mối liên hệ giữa dao động nội mùa và mưa lớn ở Việt Nam. Kết quả này là cơ sở để xây dựng các phương pháp dự báo mưa lớn, vốn là hiện tượng cực đoan nguy hiểm nhưng rất khó dự báo. Các hiện tượng cực đoan là những hiện tượng hiếm nên rất khó có thể mô phỏng bởi mô hình số. Do đó, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có những cơ sở vững chắc để xây dựng quy trình dự báo mưa lớn hiệu quả cho Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các hiện tượng cực đoan như mưa lớn đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và cường độ. Với việc đưa ra được bản chất của dao động nội mùa, tác giả kì vọng sẽ có thể sẽ dự báo được tốt hơn khả năng xuất hiện và cường độ của mưa lớn tại Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Xây dựng các công nghệ dự báo mưa hạn mở rộng cho khu vực Việt Nam dựa trên cơ sở lí thuyết được chỉ ra trong luận án.

Tìm hiểu quá trình tương tác đa quy mô trong khí quyển có thể dẫn đến sự hình thành của mưa lớn trên khu vực Việt Nam.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Truong, N. M., and B. M. Tuan, 2018: Largescale patterns and possible mechanisms of 10–20day intraseasonal oscillation of the observed rainfall in Vietnam. International Journal of Climatology, 38, 3801-3821.

Tuan, B.M., 2019: Extratropical Forcing of Submonthly Variations of Rainfall in Vietnam. J. Climate, 32, 2329–2348. https://doi.org/10.1175/JCLI-D-18-0453.1 

Truong, N. M., and B. M. Tuan, 2019: Structures and Mechanisms of 20−60-day Intraseasonal Oscillation of the Observed Rainfall in Vietnam. Joural of climate. J. Climate, 32, 5191–5212. https://doi.org/10.1175/JCLI-D-18-0239.1 

Bùi Minh Tuân, Nguyễn Minh Trường, Vũ Thanh Hằng, Công Thanh, 2016: Sự dịch chuyển lên phía bắc của dao động nội mùa và cơ chế dao động nội mùa của lượng mưa tại Bắc Bộ và Nam Bộ.  Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S, 2016243

                                                                                              

 VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ