TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo 12:32:34 Ngày 09/06/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thúy Lan
Tên đề tài luận án: (tên luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước) Dạy và học tiếng Anh: ảnh hưởng từ bài thi chuẩn đầu ra (nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN)

 1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thúy Lan                                      2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/11/1985                                                                           4. Nơi sinh: Hà Tây       

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1808/QĐ-CTHSSV, ngày 16 tháng 12 năm 2016

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Tên đề tài cũ: “Tác động của việc đánh giá năng lực tiếng Anh theo chuẩn đầu ra (VSTEP) đối với việc dạy - học tiếng Anh”

Tên đề tài mới: “Dạy và học tiếng Anh: ảnh hưởng từ bài thi chuẩn đầu ra (nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN)”

7. Tên đề tài luận án: (tên luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước)

Dạy và học tiếng Anh: ảnh hưởng từ bài thi chuẩn đầu ra (nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN)

8. Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục 9. Mã số: 9140115

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: (ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên)

CBHD1: Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh

CBHD2: Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Nga

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: (nêu tóm tắt các kết quả mới của luận án)

Ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động học tiếng Anh

“Áp lực từ bài thi” có ảnh hưởng đến việc sinh viên Đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập, lựa chọn Nội dung và tài liệu học tập, Phương pháp học và ôn thi. Trong đó, “Áp lực từ bài thi” có ảnh hưởng nhiều nhất tới Phương pháp học và ôn thi và ảnh hưởng ít nhất tới Đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập. Mối quan hệ của Áp lực bài thi và những khái niệm này là thuận chiều: sinh viên càng cảm thấy bài thi khó và quan trọng thì càng chủ động đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập, lựa chọn những tài liệu thiên về luyện thi. Áp lực từ bài thi cũng làm sinh viên thích lựa chọn phương pháp tự học, học tại nhà hơn là đến lớp; khi đến lớp, sinh viên không thích tham gia các hoạt động không giúp chuẩn bị cho bài thi CĐR và thích học một mình hơn là học tương tác với bạn. “Hiểu biết về bài thi” có ảnh hưởng tới việc sinh viên Đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập, lựa chọn Nội dung và tài liệu học tập, tìm kiếm cơ hội Luyện tập với người nước ngoài. “Hiểu biết về bài thi không ảnh hưởng đến việc lựa chọn Phương pháp học và ôn thi.” Sinh viên càng quen thuộc với bài thi, sinh viên càng có kế hoạch học tập cụ thể, lựa chọn nội dung học sát với bài thi, chủ động hơn trong việc tìm kiếm cơ hội luyện tập tiếng Anh với người nước ngoài. Ảnh hưởng của nhân tố Hiểu biết về bài thi tới Đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập là lớn nhất và tới Luyện tập với người nước ngoài là ít nhất.

Ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động dạy tiếng Anh

Ảnh hưởng của bài thi tới mục tiêu giảng dạy: Nghiên cứu tìm ra mặc dù giảng viên cho biết bài thi không làm thay đổi mục tiêu giảng dạy của mình nhưng thực ra bài thi đã ảnh hưởng đến mục tiêu của cả chương trình TACS ngay từ khâu xây dựng chương trình và lựa chọn tài liệu.

Ảnh hưởng của bài thi tới nội dung và tài liệu giảng dạy: Bài thi ảnh hưởng mức cao tới “Nội dung và tài liệu giảng dạy”. Ảnh hưởng rõ nhất từ bài thi được cảm nhận ở học phần TACS 3. Trong khi ở học phần TACS 1 và 2, giáo trình được sử dụng phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, nội dung và tài liệu giảng dạy của học phần TACS 3 hoàn toàn được xây dựng theo định hướng bài thi. Các tài liệu được lựa chọn đều là những tài liệu luyện thi của các bài thi tương tự. Giảng viên lựa chọn tài liệu chủ yếu dựa trên cảm nhận sự giống nhau về định dạng bài thi. Chương trình chỉ là khung gợi ý, giảng viên có thể có hệ thống tài liệu giảng dạy riêng, không chịu sự kiểm soát của Khoa. Ở cả 3 học phần, việc sử dụng tài liệu thực (authentic materials) như báo chí, tin tức, sách truyện, phim ảnh, v.v dành cho người bản xứ là rất hạn chế.

Ảnh hưởng của bài thi tới phương pháp giảng dạy: “Cảm nhận về tầm quan trọng của bài thi” ảnh hưởng với mức độ trung bình tới Phương pháp giảng dạy. Các hoạt động giảng dạy ở học phần TACS 3 chủ yếu là làm bài luyện thi. Một số ít giảng viên nỗ lực kết hợp việc giảng dạy theo hướng luyện thi và lồng ghép các hoạt động phát triển năng lực giao tiếp cho sinh viên để đảm bảo một giờ học vẫn vui, tránh không khí luyện thi căng thẳng. Lý giải về việc khó triển khai phương pháp giảng dạy tích cực là cách bố trí thời gian biểu không hợp lý, áp lực thi đạt bài CĐR, sự thiếu chủ động của sinh viên. Điểm thú vị là sinh viên hoàn toàn hài lòng với cách dạy và học theo hướng luyện thi như thế này, thậm chí sinh viên còn gây áp lực để được học theo hướng luyện thi ở học phần TACS 3.

Ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động KTĐG: Bài thi có ảnh hưởng tới “Hoạt động KTĐG” trong chương trình TACS. Từ học phần TACS 1 và 2, các hình thức KTĐG đã được định hướng từ bài thi CĐR, hoàn toàn không có những hình thức KTĐG quá trình (formative assessment) mà hoàn toàn là những bài kiểm tra tổng kết (summative assessment). Định dạng các bài kiểm tra tiến bộ (kỹ năng Nghe, Nói) và các bài kiểm tra cuối kỳ (Đọc – Viết) cũng được lấy theo tương tự định dạng của bài thi CĐR với độ khó thấp hơn. Ở cả 3 học phần TACS, hoàn toàn không có hình thức KTĐG nào khác ngoài các bài thi theo định dạng bài thi CĐR. Những hình thức đánh giá năng lực ngoại ngữ của người học thông qua dự án (project-based), thông qua hoàn thành nhiệm vụ thực tế (task-based), thông qua hồ sơ (portfolio) hoàn toàn không được sử dụng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

Luận án đã góp phần xác định được thực trạng dạy và học tiếng Anh trong ĐHQGHN khi đứng trước những quy định đối với sinh viên tốt nghiệp phải đạt được yêu cầu cao về chuẩn đầu ra ngoại ngữ, trong đó bài thi xác định chuẩn đầu ra (VSTEP) là một công cụ đo chính thức. Từ trước đến nay, tại ĐHQGHN, chưa thực sự có một nghiên cứu nào phác họa nên bức tranh tổng thể về hoạt động dạy và học tiếng Anh như nghiên cứu hiện thời. Trong khi đó, hiệu quả và chất lượng giảng dạy tiếng Anh là mối quan tâm của tất cả các trường thành viên khi CĐR tiếng Anh là một thách thức lớn cho hầu hết sinh viên để đủ điều kiện tốt nghiệp.

Công tác tại trường ĐHNN – đơn vị phụ trách giảng dạy tiếng Anh cho các trường thành viên trong ĐHQGHN, nghiên cứu sinh sẽ đề xuất những việc sau đây:

Tiến hành rà soát và điều chỉnh đề cương, giáo trình chương trình Tiếng Anh cơ sở theo hướng cụ thể hóa chuẩn đầu ra tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, cập nhật lại giáo trình và hệ thống học liệu. Tăng cường các hoạt động học tập và KTĐG theo hướng hiện đại như giảng dạy và đánh giá thông qua dự án, v.v.

Đánh giá lại hoạt động giảng dạy để đảm bảo tính thống nhất giữa những tuyên bố về phương pháp giảng dạy trong đề cương học phần (lấy người học làm trung tâm, phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh toàn diện cho người học) và các hoạt động giảng dạy trong thực tế.

Đề xuất trường ĐHNN làm việc với các đơn vị đào tạo khác trong ĐHQGHN để bố trí lại thời khóa biểu cho các lớp học phần TACS. Chuyển từ học 5 tiết/1 buổi và 1 buổi/1 tuần sang hình thức 2 buổi/1 tuần, mỗi buổi từ 2 – 3 tiết.

Trường ĐHNN xây dựng thêm các học liệu online để sinh viên có thêm nguồn học liệu luyện tập tại nhà. Xây dựng các cộng đồng học tập trong sinh viên để thúc đẩy tinh thần tự học và tăng thời lượng học tiếng Anh ngoài lớp học.

Tăng cường phối hợp giữa Phòng Đào tạo và Trung tâm khảo thí – trường ĐHNN để tổ chức các khóa tập huấn như: (i) Tập huấn về khai thác, biên soạn và điều chỉnh học liệu; (ii) Tập huấn về kết nối bài thi với hoạt động giảng dạy và mục đích sử dụng tiếng Anh trong thực tế; (iii) Tập huấn về kỹ thuật KTĐG quá trình.

 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

Do quy mô và thời gian hạn chế của một luận án tiến sĩ nên nghiên cứu này vẫn còn một số điểm hạn chế. Những hạn chế này chính là những gợi ý để tác giả tiến hành những nghiên cứu tiếp theo.

 Thứ nhất, do tính chất phức tạp của hiện tượng “ảnh hưởng của bài thi”, nghiên cứu sẽ tiến hành thêm phương pháp quan sát lớp học để có thêm thông tin thực tế, nhằm đối chiếu với thông tin thu được từ bảng hỏi và phỏng vấn sâu.

 Thứ hai, luận án này là một nghiên cứu cắt ngang, tìm hiểu ý kiến của sinh viên và giảng viên của cả 3 học phần TACS 1, TACS 2, TACS 3 cùng một lúc. Trong tương lai,  nghiên cứu sinh có thể thiết kế một nghiên cứu trường diễn, theo dõi cùng một nhóm đối tượng sinh viên từ khi sinh viên học học phần TACS 1 đến TACS 2 và hoàn thành học phần cuối cùng là TACS 3 để đánh giá sự thay đổi về mặt thái độ, nội dung học tập và hoạt động học tập khi thời điểm phải thi bài thi CĐR đến gần.

Thứ ba, nghiên cứu trong tương lai sẽ tập trung so sánh xu hướng học tập tiếng Anh của sinh viên các cơ sở đào tạo khác nhau trong ĐHQGHN.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian)

Nguyễn Thúy Lan (2016). The effects of task type on fluency in IELTS Academic writing. Kỷ yếu hội thảo: Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá trong giáo dục ngoại ngữ. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 

Nguyễn Thúy Lan (2017). Một số tác động của bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo chuẩn đầu ra đối với việc dạy tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Tạp chí Nghiên cứu Nước Ngoài, 33 (4), 122 – 136.

Nguyễn Thúy Lan (2017). The effects of VSTEP on students’ learning motivation. In Nguyễn Hòa (Eds.), Graduate Research Symposium (GRS) 2017 (pp. 311-320). Hanoi: VNU Publishing house. 

Nguyễn Thúy Lan (2017). Are teachers teaching to the high-stake language tests? – an exploratory study at Vietnam National University, Hanoi. In Nguyễn Hồng Quân & Phan Thùy Dương (Eds.), English Language Education In Diverse Context: Proceedings of the VietTESOL International Conference 2017 (pp. 118 – 133). Hanoi: VNU Publishing house. 

Nguyễn Thúy Lan (2018). Phương pháp giảng dạy: Định hướng từ bài thi chuẩn đầu ra tiếng Anh?. Tạp chí Nghiên cứu Nước Ngoài, 34 (3), 75 – 88.

Nguyễn Thúy Lan (2019). Công tác thực tập sư phạm tại Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN từ góc nhìn của giảng viên và sinh viên. Tạp chí Nghiên cứu Nước Ngoài, 35 (2), 70 – 79.

Nguyễn Thúy Lan (2019, October). Role of learners’ test perception in informing English learning habits: A structural equation modelling. Paper presented at the 6th annual international conference of the Asian association for language assessment, Hanoi, Vietnam.

Nguyễn Thúy Lan, Nguyễn Thúy Nga (2019). Tác động của bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh do Việt Nam xây dựng (VSTEP) tới động cơ học của sinh viên ĐHQGHN. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, 35 (4), 1 – 10.

Nguyễn Thúy Lan, Nguyễn Thúy Nga (2019). The role of learners’ test perception in changing English learning practices: a high-stakes English test at VNU. Journal of Foreign Studies, 35 (6), 1 – 10.

 Tân Lê
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ