TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo 16:42:49 Ngày 15/09/2023 GMT+7
Thu hút và đào tạo sinh viên Nam Trung bộ và Nam bộ tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 24/8/2023 vừa qua, Giám đốc ĐHQGHN đã phê duyệt ban hành Đề án Thu hút và đào tạo sinh viên Nam Trung bộ và Nam bộ tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

- Thu hút đào tạo bồi dưỡng lưu học sinh các tỉnh phía Nam gồm các tỉnh Nam Bộ, các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng trở vào phía Nam ra học tập tại ĐHQGHN với các ngành Khoa học cơ bản và các ngành mới có nhu cầu cao.

- Góp phần gia tăng thương hiệu của ĐHQGHN qua các chương trình đào tạo và sản phẩm đào tạo, đồng thời cũng tăng thêm sự gắn kết giữa ĐHQGHN với các trường đại học và với các địa phương, đào tạo được nguồn nhân lực am hiểu văn hóa các địa phương phía Bắc.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

- Đề án được áp dụng đối với các chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo sau đại học của các đơn vị đào tạo thành viên và trực thuộc của ĐHQGHN cho người học khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ.

- Đối tượng tuyển sinh của các chương trình đào tạo tại địa phương:

+ Đối với chương trình đào tạo đại học: người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ hoặc Nam bộ, đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của đơn vị đào tạo, có nguyện vọng học tập tại ĐHQGHN và cam kết sau khi tốt nghiệp đại học về làm việc tại địa phương;

+ Đối với chương trình đào tạo sau đại học: công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lí các doanh nghiệp hiện đang công tác tại các đơn vị đóng trên địa bàn các tỉnh trong khu vực, có bằng tốt nghiệp đại học các ngành theo đúng yêu cầu của chương trình đào tạo.

+ Ưu tiên xét tuyển những thí sinh thuộc diện chính sách (con thương binh, liệt sĩ, người dân tộc thiểu số, con hộ nghèo, hộ cận nghèo…) nếu có cùng mức điểm xét tuyển.

+ Điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng: căn cứ tình hình thực tế hàng năm, riêng năm học 2023 – 2024: với phương thức thi THPT là 24 điểm.

Đồng thời, ứng viên phải tham dự kỳ thi phỏng vấn và viết bài luận theo yêu cầu của hội đồng tuyển sinh của đơn vị đăng ký dự thi. Thí sinh đạt điểm ngưỡng sẽ được xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng quy trình, tiêu chí chọn ngành tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ.

- Mục tiêu: Xây dựng quy trình, tiêu chí chọn ngành tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ.

- Nội dung: Dựa trên danh mục các ngành ĐHQGHN có thế mạnh, khảo sát nhu cầu các địa phương, lựa chọn danh mục các ngành tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ theo tiêu chí:

+ Các ngành khoa học cơ bản,

+ Các ngành có nhu cầu cao.

Danh mục các ngành được xác định từng năm và trong giai đoạn 6 năm thí điểm. Sau giai đoạn thí điểm, ĐHQGHN tổng kết đề án, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị giai đoạn tiếp theo.

2. Xây dựng danh mục các chương trình đào tạo và chỉ tiêu dự kiến tiếp nhận lưu học sinh miền Nam đào tạo tại ĐHQGHN

- Mục tiêu: Đưa ra danh mục các chương trình đào tạo dự kiến tiếp nhận lưu học sinh miền Nam đào tạo tại ĐHQGHN, kèm theo chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.

- Nội dung:

Hàng năm, ĐHQGHN phối hợp với các địa phương khảo sát nhu cầu đào tạo của từng địa phương. Căn cứ nhu cầu đào tạo và khả năng của các đơn vị thành viên, ĐHQGHN xác định chỉ tiêu đào tạo từng ngành, từng trình độ để đào tạo cho các tỉnh thuộc khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ. Đồng thời, ĐHQGHN cũng xác định quy mô đào tạo trong 6 năm thí điểm. Sau giai đoạn thí điểm, ĐHQGHN tổng kết đề án, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị giai đoạn tiếp theo.

Năm học 2023 – 2024, ĐHQGHN dự kiến tiếp nhận 20 lưu học sinh tỉnh Quảng Ngãi và 20 lưu học sinh tỉnh Vĩnh Long, theo các đơn vị đào tạo như sau:

TT

Tên ngành

Vĩnh Long

Quảng Ngãi

Tổng

 1

Y khoa

10

10

20

 2

Luật kinh doanh

 

1

1

 3

Luật học

 

1

1

 4

Ngôn ngữ Hàn Quốc

 

 1

1

 5

Ngôn ngữ Anh

1

 

1

 6

Sư phạm Tiếng Anh

 

1

1

 7

Công nghệ thông tin

1

4

5

 8

Công nghệ Kỹ thuật điện tử - viễn thông

1

 

1

 9

Công nghệ quan trắc và giám sát TNMT

1

 

1

 10

Công nghệ nông nghiệp

1

 

1

 11

Công nghệ sinh học

 

 1

1

 12

Khoa học và công nghệ thực phẩm

 

1

1

 13

Chính trị học

1

 

1

 14

Khoa học quản lý

1

 

1

 15

Công tác xã hội

1

 

1

 16

Báo chí

1

 

1

 17

Sư phạm Khoa học Tự nhiên

1

 

1

 

Tổng 

20

20

40

3. Xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí đào tạo

- Mục tiêu: Xác định các căn cứ xây dựng dự toán và xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí đào tạo

- Nội dung: kinh phí dự toán cho quy trình đào tạo đầy đủ gồm:

+ Chi thường xuyên bao gồm học phí, chi hỗ trợ tiền ở cho người học

+ Các khoản chi một lần cho cả khoá học: Hỗ trợ trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu và chi phí đi lại.

Trong trường hợp ĐHQGHN phối hợp đào tạo với Trường đại học, đơn vị nào đảm nhận khâu nào sẽ nhận kinh phí cho phần việc đó.

IV. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện đề án:

- Kinh phí được lấy từ nguồn Ngân sách Nhà nước hàng năm,

- Kinh phí từ nguồn ngân sách của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo,

- Kinh phí từ các địa phương hỗ trợ.

2. Thời gian thực hiện:

- Năm học 2023-2024: triển khai thí điểm từ nguồn ngân sách của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo: Các đơn vị đào tạo miễn học phí cho sinh viên trong thời gian đào tạo chuẩn; Sinh viên được sắp xếp chỗ ở trong Ký túc xá miễn phí, trị giá 900.000 đ/tháng/Sinh viên, không hỗ trợ tiền mặt.

- Các năm tiếp theo: triển khai trên cơ sở nhu cầu của địa phương; nguồn lực của ĐHQGHH; nguồn lực và các điều kiện đảm bảo chất lượng của đơn vị đào tạo; và nguồn ngân sách do Nhà nước cấp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ban Giám đốc: Chỉ đạo triển khai tổng thể Đề án Thu hút và đào tạo sinh viên Nam Trung bộ và Nam bộ tại ĐHQGHN.

2. Ban Đào tạo:

- Đầu mối tổ chức triển khai Đề án trong toàn ĐHQGHN,

- Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn tuyển sinh, tổ chức đào tạo và quản lý sinh viên miền Nam học tập tại ĐHQGHN,

- Thay mặt Ban Giám đốc giám sát các đơn vị đào tạo thực hiện Đề án.

3. Ban Kế hoạch Tài chính: Đầu mối tổng hợp và xây dựng dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Đề án trong tổng thể ngân sách hàng năm của ĐHQGHN trình Ban Giám đốc phê duyệt.

4. Ban Chính trị và Công tác Học sinh Sinh viên: Phối hợp với đơn vị đào tạo theo dõi, hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên miền Nam.

5. Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên:

- Bố trí nơi ở cho sinh viên miền Nam trong các Ký túc xá do Trung tâm quản lý,

- Phối hợp với các đơn vị đào tạo quản lý sinh viên trong xuốt quá trình học tập tại ĐHQGHN.

6. Các đơn vị đào tạo:

- Thủ trưởng đơn vị đào tạo chịu trách nhiệm đối với công tác tổ chức đào tạo, chất lượng đào tạo của đơn vị mình,

- Miễn học phí toàn khóa cho sinh viên trúng tuyển năm 2023 trong Đề án,

- Tổ chức đào tạo và quản lý sinh viên miền Nam học tập tại đơn vị mình, có trách nhiệm cung cấp thông tin người học cho các ĐHQGHN và các tỉnh cử sinh viên đi học khi có yêu cầu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng các ban chức năng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc ĐHQGHN và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

>>> tải Quyết định số 3143/QĐ-ĐHQGHN tại đây

 Ban Đào tạo - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ