TIN TỨC & SỰ KIỆN
Bản tin 14:23:02 Ngày 13/12/2021 GMT+7
Khởi nghiệp từ giáo dục tái tuần hoàn rác thải thông minh

Vấn nạn rác thải chưa có lời giải

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước phát sinh rác thải nhiều nhất thế giới, bằng với Hoa Kỳ và Malaysia, cao hơn mức trung bình 10% của thế giới. Trong đó, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của 03 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm hơn 1/3 (36%) tổng lượng CTRSH của cả nước. Hiện nay, 5 khu xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp ở Hà Nội đã đầy và đóng cửa, bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) buộc phải đóng cửa vì không còn diện tích chôn lấp. Chính vì vậy, trong 3 năm gần đây, người dân, chủ yếu là dân nghèo (mức thu nhập bình quân dưới 700,000 VNĐ/ng ười/tháng) sinh sống gần khu vực các bãi rác của thành phố Hà Nội, Đà Nẵng rất bức xúc, đã có nhiều khiếu nại đến chính quyền, yêu cầu đền bù cho người dân di chuyển bãi rác tới nơi ở mới và được chăm sóc y tế thường xuyên. Người dân đã tập trung chặn xe rác, khiến môi trường nội đô bị dồn ứ rác thải nhiều tháng, gây ô nhiễm môi trường nội đô nặng nề. Phải chăng vấn đề giảm lượng CTRSH và đem lại công bằng cho cuộc sống người dân cư trú khu vực bãi rác là một bài toán đến nay vẫn chưa có lời giải?

Vấn đề xử lý CTRSH đã và đang thất bại mà nguyên nhân chính là không thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn. Từ năm 2006, Hà Nội đã thực hiện thí điểm dự án phân loại rác tại nguồn (gọi tắt là Dự án 3R) do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Với mục tiêu nhằm làm giảm, tái chế và tái sử dụng rác thải, dự án đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, người dân bắt đầu có nhận thức và bước đầu phân loại rác tại nguồn, lượng rác đưa đi chôn lấp giảm 30%, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí xử lý rác, kéo dài tuổi thọ các bãi chôn lấp,… Tuy nhiên, khi dự án dừng, không có sự giám sát, người dân bắt đầu có ý thức phân loại rác song đến khu thu gom cấp 1, cấp 2, cấp 3,… rác lại đổ chung vào 1 chỗ, không được phân loại khi đến bãi rác hoặc khu xử lý. Một năm, sau khi dự án dừng, người dân nhìn nhau chế diễu những người “xách 3 túi đi đổ rác” vì coi đó là việc làm “ngốc nghếch” không ý nghĩa. Chính sự bao cấp của dự án tạo nên sự không bền vững hay các bên liên quan đang vận hành trong một hệ thống không đồng bộ đã tạo nên “cái chết” của một thói quen tốt vừa mới được manh nha hình thành?

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội ban hành tháng 12/2021 có quy định các chế tài xử phạt đối với các chủ nguồn phát thải không thực hiện phân loại rác tại nguồn. Vậy làm sao để tăng hiệu quả quản lý Nhà nước bằng Luật? Làm sao để kết nối được các bên liên quan bằng chuỗi phát sinh giá trị từ rác?

Tìm kiếm lời giải từ câu chuyện giáo dục

Trong bối cảnh các trường học, đặc biệt các trường đang gặp nhiều khó khăn trong giáo dục STEM trong trường học. Bằng hướng tiếp cận kinh tế tuần hoàn rác thải, nhóm nghiên cứu giáo dục môi trường của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục STEM+ theo hướng tiếp cận tái tuần hoàn rác thải thông minh từ cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) đến trung học phổ thông (THPT). Bằng sự hỗ trợ của công nghệ như Mobile App/nền tảng giáo dục kết hợp, Trong bối cảnh các trường học, đặc biệt các trường đang gặp nhiều khó khăn trong giáo dục STEM trong trường học. Bằng hướng tiếp cận kinh tế tuần hoàn rác thải, nhóm nghiên cứu giáo dục môi trường của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục STEM+ theo hướng tiếp cận tái tuần hoàn rác thải thông minh từ cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) đến trung học phổ thông (THPT). Bằng sự hỗ trợ của công nghệ như Mobile App/nền tảng giáo dục kết hợp, học sinh được tự quản lý nguồn tài nguyên rác của chính mình bằng tài khoản tích giá trị từ tài nguyên rác trên điện thoại hoặc website. Từng học sinh tự quản lý tài sản (rác thải) hoặc lập nhóm thu gom, hoặc đổi sản phẩm trong hệ thống thương mại điện tử (Lazada, Shopee, Tiki, Grab), hoặc bán lấy tiền, hoặc từ thiện. Như vậy, từ lời giải của giáo dục tái tuần hoàn rác thải, câu chuyện khởi nghiệp, quản lý tài chính, làm việc nhóm, quản lý dự án đã được rèn rũa cho các lớp học trò từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT.

Vấn đề thách thức nhiều hơn cơ hội

Dự án khởi nghiệp được thực hiện bởi 6 bạn sinh viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội với sự đồng hành của giảng viên cố vấn TS. Bùi Thị Thanh Hương - giảng viên Khoa Công nghệ Giáo dục. Nhóm sinh viên đã sử dụng Mobile Application kết hợp với chương trình giáo dục tái tuần hoàn rác thải theo tiếp cận STEM+ tại các trường học và phát triển các kênh truyền thông để lan tỏa nhận thức, hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn đồng thời thu hút các nguồn lực ẩn trong cộng đồng chung tay giải quyết vấn nạn rác thải, câu chuyện không của riêng ai.

Sau 3 tháng huấn luyện kinh doanh thực chiến, Dự án 3SR đã được nâng cấp và trở thành một trong dự án của TECHFES Connect 2021 gọi được nhiều đầu tư nhất, cùng lúc ký kết hợp tác đầu tư với 1 Quỹ đầu tư của nước ngoài (SRI Capital - Singapore) và 2 tập đoàn trong nước bao tiêu các sản phẩm đầu ra của 3SR (giấy vụn, nhựa và cây xanh, cây dược liệu).

So với các ngành khác, giáo dục là một ngành nghề rất khó khởi nghiệp vì giáo dục vốn là một ngành trong phân khúc hoạt động phi lợi nhuận, hoạt động nên nhìn một chiều, giáo dục không phải mảnh đất cho kinh doanh thu lợi nhuận nhưng giảng viên trẻ Bùi Thị Thanh Hương đã nhen nhóm ước mơ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho các bạn sinh viên của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội có thể khởi nghiệp trong giáo dục bằng chính hướng tiếp cận phi lợi nhuận - NGO Start up - tình nguyện phục vụ cộng đồng - tập hợp nguồn lực của các tổ chức chính trị xã hội cùng giải quyết các vấn đề chung của xã hội.

 TS.Bùi Thị Thanh Hương - Bản tin Khoa học Công nghệ số 3 năm 2021 - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ