TIN TỨC & SỰ KIỆN
ĐHQGHN trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho GS. Douglas D. Osheroff
Ngày 14/12/2012, trong khuôn khổ tổ chức các hoạt động “Những cầu nối – Đối thoại hướng tới văn hóa hòa bình-Brigdes” lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam, ĐHQGHN vinh dự được đón tiếp cho GS.TS Douglas D. Sheroff – nhà khoa học được nhận giải Nobel Vật lý năm 1996.
Nhân dịp này, nhằm ghi nhận uy tín, cũng như những đóng góp nổi bật cho sự phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo tại Việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng, ĐHQGHN trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho GS. Douglas D. Osheroff.
Tham dự buổi lễ có đại diện các Đại sứ quán: Italia, Thụy Điển, Hoa Kỳ; Quỹ Hòa bình quốc tế, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Về phía ĐHQGHN có GS.TS Mai Trọng Nhuận – Giám đốc ĐHQGHN; các Phó Giám đốc: GS.TS Nguyễn Hữu Đức, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn.
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh, việc những học giả danh tiếng thế giới đến nói chuyện, giao lưu với các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên và học sinh ĐHQGHN nói riêng và Việt Nam nói chung là hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Điều này góp phần tăng cường đối thoại, trao đổi thông tin giữa các xã hội đa văn hóa trong khu vực Đông Nam Á, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Với mục tiêu cao đẹp của Quỹ hòa bình quốc tế trong việc thiết lập những nhịp cầu thông qua các nhà khoa học đạt giải Nobel với các trường đại học, viện nghiên cứu trong khu vực Đông Nam Á tạo nền tảng bền vững cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
GS.TS Mai Trọng Nhuận tin tưởng rằng, với tài năng và uy tín của mình, GS. Douglas D. Osheroff sẽ là một cầu nối vững chắc không chỉ góp phần thúc đẩy hợp tác giữa ĐHQGHN với các trường đại học của Hoa Kỳ mà còn tạo động lực, khơi dậy niềm đam mê khám phá khoa học của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng.
GS. Douglas D. Osheroff bày tỏ niềm vinh dự được ĐHQGHN trao tặng bằng Tiến sỹ danh dự và nguyện sẽ nỗ lực hết mình vì sự phát phát triển hợp tác trong giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ giữa ĐHQGHN với các trường đại học của Hoa Kỳ. GS. Douglas D. Osheroff cũng đánh giá cao những nỗ lực của ĐHQGHN trên con đường hướng tới đẳng cấp quốc tế bằng việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, tăng quy mô đào tạo sau đại học, đặc biệt là triển khai hiệu quả Nhiệm vụ chiến lược.
Trong khuôn khổ chương trình của Lễ trao bằng Tiến sĩ danh dự, GS. Douglas D. Osheroff có bài diễn thuyết về đề tài “Khoa học đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào”. Đây là dịp để cán bộ và sinh viên của ĐHQGHN có cơ hội tăng cường đối thoại và trao đổi với nhà khoa học hàng đầu thế giới, giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, mở rộng mối quan hệ quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, hướng tới một nền văn hóa hòa bình, không bạo lực.
Buổi sáng cùng ngày, lãnh đạo ĐHQGHN, Quỹ hòa bình quốc tế và GS. Douglas D. Osheroff đã có buổi làm việc tại bộ KH&CN.
Từ năm 2003, Quỹ Hòa Bình Quốc tế - IPF đã lần lượt tổ chức các hoạt động tại Thái Lan, Philippine, Malaysia và Cam-pu-chia và đã mang lại kết quả tích cực.
Tiến sĩ danh dự là một danh hiệu cao quý của ĐHQGHN trao tặng cho những nhà khoa học hàng đầu thế giới, những chính trị gia lỗi lạc, các nhà hoạt động xã hội xuất sắc và những người có đóng góp đặc biệt cho sự phát triển của ĐHQGHN. Có thể kể đến những học giả đã được nhận bằng Tiến sĩ Danh dự của ĐHQGHN như: Ngài Herman Van Rompuy - Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Ngài Chủ tịch Quốc hội Ucraina, GS.VS Volodymyr Lytvyn, GS. Susan Schwab, GS. Tom Cannon, GS. Ngô Bảo Châu...
Hình ảnh của buổi lễ (theo trình tự thời gian):
GS. Nguyễn Hữu Đức - Phó giám đốc ĐHQGHN tặng GS. Douglas D. Osheroff cuốn sách Vật lý chuyển pha do GS. Đức là tác giả viết về các bài giảng chuyển pha siêu dẫn, siêu cháy (NXB ĐHQGHN năm 2003), một lĩnh vực gần với các nghiên cứu GS. Douglas D. Osheroff.
GS. Douglas D. Osheroff với sinh viên ĐHQGHN

 

 Đức Minh - Bùi Tuấn - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ