1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TRẦN ĐĂNG QUY
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 28/01/1980
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2385/SĐH ngày 29 tháng 6 năm 2007.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: đơn xin gia hạn thời gian học tập đã được Phòng Sau đại học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên chấp nhận ngày 01 tháng 06 năm 2010.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm địa hoá môi trường phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên khu vực vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
8. Chuyên ngành: Địa hóa học
9. Mã số: 62 44 57 10.
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn chính: GS.TS. Mai Trọng Nhuận
Hướng dẫn phụ: TS. Đào Mạnh Tiến
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong trầm tích tầng mặt khu vực vịnh Tiên Yên có xu thế giảm dần từ trong vịnh (Cu - 32,05 mg/kg, Pb - 27,96 mg/kg, Sb- 48,34 mg/kg…) ra phía biển (tương ứng là 18,69 mg/kg, 22,14 mg/kg, 48,34 mg/kg…), tăng dần từ phía đông bắc (tương ứng là 25,02 mg/kg, 24,79 mg/kg, 43,35 mg/kg…) xuống phía tây nam (tương ứng là 27,31 mg/kg, 26,08 mg/kg, 50,05 mg/kg…) và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm trầm tích (quan hệ đồng biến với hàm lượng TOC và tỉ lệ cấp hạt mịn); địa hình (dãy đảo chắn Cái Bầu - Vĩnh Thực tạo môi trường yên tĩnh cho sự lắng đọng và ngăn cản sự phát tán vật chất hữu cơ, trầm tích hạt mịn và nguyên tố vi lượng ra môi trường bên ngoài) và chế độ thủy động lực (dòng chảy ven bờ có xu thế đi từ phía đông bắc xuống phía tây nam ảnh hưởng tới phân bố, nguồn cấp và di chuyển các nguyên tố) của vịnh. Môi trường nước chưa bị ô nhiễm nguyên tố vi lượng nhưng trầm tích tầng mặt và tầng sâu bãi triều đã bị ô nhiễm nguyên tố vi lượng (Cu, Cr, Pb, Zn, As, Hg, Mo, Co) chủ yếu do sự chi phối của các yếu tố tự nhiên. Tỉ số TOC/TN và giá trị δ13C trong trầm tích tầng mặt cho thấy vật chất hữu cơ từ rừng ngập mặn có xu thế giảm dần từ bãi triều (khoảng 50 - 75 %) ra giữa vịnh (khoảng 25 %) và ít bị vận chuyển ra khỏi vịnh (dưới 10 %) tương ứng với sự phân bố của các nguyên tố vi lượng do sự chi phối của địa hình (dãy đảo chắn Cái Bầu - Vĩnh Thực) và chế độ thủy động lực (vai trò của sông, triều và dòng chảy biển). Sự biến đổi tỉ số TOC/TN và giá trị δ13C theo chiều sâu các tập trầm tích bãi triều là chỉ thị phân biệt môi trường bãi trên triều và bãi gian triều, đồng thời phản ánh sự biến động mực nước biển tương đối theo thời gian lắng đọng trầm tích ở vịnh Tiên Yên. Từ kết quả đạt được, luận án đã đánh giá tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven vịnh đối với sự bền vững của các hệ sinh thái trong vịnh và đề xuất các giải pháp có tính chất định hướng cho việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường khu vực vịnh Tiên Yên. Các giải pháp này được xây dựng trên nguyên tắc bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước ven vịnh là yếu tố sống còn, thiết lập lại sự cân bằng tự nhiên, ổn định các chu trình sinh địa hóa, đặc biệt là chu trình sinh địa hóa của carbon, hạn chế sự tích lũy các nguyên tố có hại và phân tán các nguyên tố có ích ra khỏi vịnh. Trên cơ sở đó đã phân vùng chức năng môi trường vịnh Tiên Yên theo hướng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ra thành 7 tiểu vùng với các hành động ưu tiên khác nhau.
Xem thông tin chi tiết. |