TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 23:24:37 Ngày 05/08/2016 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Thu Hường
Tên đề tài luận án: NGHIÊN CỨU SO SÁNH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CỦA SINGAPORE VÀ HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1961-1979

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hường

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:    25/10/1982                                                                   

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3676/QĐ-SĐH, ngày của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.      

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 15a /QĐ-SĐH, ngày 4 tháng 1 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: NGHIÊN CỨU SO SÁNH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CỦA SINGAPORE VÀ HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1961-1979

8. Chuyên ngành: Đông Nam Á học                                         

9. Mã số: 62315010

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:        

Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Thu Mỹ      

Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn  của việc  hoạch định chiến lược phát triển của Singapore và Hàn Quốc trong giai đoạn 1961-1979.

- Chỉ ra mô hình phát triển kinh tế mà hai quốc gia hướng tới trong quá trình phát triển, phân tích những tương đồng và khác biệt  giữa hai mô hình đó và nguyên nhân dẫn tới  tương đồng và khác biệt trên.

- Làm rõ được nhận thức của chính phủ Singapore và Hàn Quốc về tầm quan trọng của nguồn nhân lực và tài chính trong quá trình hiện thực hóa mô hình phát triển mà hai nước trên lựa chọn.

- Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về cách thức phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, tài lực của hai quốc gia thông qua phân tích cụ thể về các chính sách phát triển, quản lý và sử dụng các nguồn lực của Singapore và Hàn Quốc.

- Đưa ra những nhận định đánh giá về vai trò và sự đóng góp của nguồn nhân lực, tài lực đối với quá trình công nghiệp hóa của hai quốc gia ở cuối thập niên 70, thế kỷ XX.

- Đưa ra một số gợi ý tham khảo cho chính sách phát triển nguồn vốn đầu tư và con người ở Việt Nam, cụ thể như chính sách hướng nghiệp, phân luồng nhân lực, thu hút chất xám, thu hút đầu tư nước ngoài, vai trò dẫn dắt và điều tiết của Nhà nước…

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu về chiến lược phát triển của Singapore và Hàn Quốc tại Khoa Đông Phương học (Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN) nói riêng cũng như các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có quan tâm.

- Trên cơ sở nghiên cứu so sánh và phân tích ưu - nhược điểm trong chính sách phát triển của Singapore và Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979, luận án rút ra một số gợi ý  tham khảo cho Việt Nam. Đó là việc cần tận dụng ưu thế về vị trí địa kinh tế - chính trị, quan hệ quốc tế, các “giá trị Châu Á” vào việc hoạch định chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, tài lực phù hợp với từng giai đoạn phát triển… Luận án cũng đưa ra những gợi ý cụ thể về chính sách hướng nghiệp và phân luồng nhân lực, thu hút chất xám, thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia, vai trò dẫn dắt và can thiệp của Nhà nước trong việc phát triển nguồn vốn đầu tư và con người ở Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu chiến lược nguồn lực tài chính và nguồn lực con người của Singapore và Hàn Quốc

-  Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của Singapore và Hàn Quốc

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Thị Thu Hường (2002), “Chính sách phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học: Các nhà khoa học trẻ Đại học Quốc gia Hà Nội lần 2, tr. 396-408.

[2] Nguyễn Thị Thu Hường (2009), “Một vài nhận định về ảnh hưởng của Khổng giáo tới Chaebol Hàn Quốc”, Tạp chí Đông Bắc Á 7/2009 (1001), tr.55~63.

 [3] Nguyễn Thị Thu Hường (2010), “Điểm lại nguồn lực phát triển kinh tế Singapore từ sau khi giành độc lập tới những năm cuối thập kỷ 80”, Đông Nam Á trong thế giới phương Đông, NXB Thế giới, tr.123-136.

[4] Nguyễn Thị Thu Hường (2013), “Nghiên cứu so sánh đường lối phát triển của Singapore và Hàn Quốc từ sau khi giành độc lập cho tới những năm 80 thế kỷ XX”, Nhật Bản trong thời đại Châu Á, NXB Thế giới, tr.257-277.

 [5] Nguyễn Thị Thu Hường (2014), “Tính hài hòa trong chiến lược sử dụng nguồn vốn và nhân lực của Hàn Quốc giai đoạn 1961 - 1979”, Tọa đàm khoa học dành cho các nhà khoa học trẻ: Những nghiên cứu mới về Nhật Bản và châu Á năm 2014-2015, Đại học KHXH&NV, tr.140-160.

 [6] Nguyễn Thị Thu Hường (2015), “Tính hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 20142015: Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn: tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.145-161.

[7] Nguyễn Thị Thu Hường (2015), 박정희 정부시대의 금융자원 문제 해결 - 싱가포르의 경우 비교하여 (Giải quyết vấn đề nguồn lực tài chính của Hàn Quốc dưới thời kỳ tổng thống Park Chung-hee: so sánh với trường hợp Singapore), 2015 해외 대학 한국역사 전공 박사과정생 워크숍 (Hội thảo dành cho nghiên cứu sinh chuyên ngành lịch sử Hàn Quốc ở nước ngoài năm 2015), Korea, 7/2015, tr.233-247.

[8] Nguyễn Thị Thu Hường (2015), “Chính sách huy động và sử dụng vốn của Singapore giai đoạn 1961-1979”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á 11/2015 (188), tr.28-35.

[9] Nguyễn Thị Thu Hường (2015), “Vai trò của phát triển giáo dục đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Singapore”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội 12/2015 (396), tr.22-30.

[10] Nguyễn Thị Thu Hường (2015), “Cơ sở hoạch định chiến lược phát triển của Hàn Quốc và Singapore - một nghiên cứu so sánh”, Phương Đông: truyền thống và hiện đại, NXB Thế Giới, tr.189-202.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

                                                                                        

 

 Tân Lê - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ