1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Kim Thanh
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 07-10-1981
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2259/SĐH ngày 07/12/2006 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 2513/QĐ-CTSV ngày 2/10/2009 của trường Đại học Khoa học Tự nhiên: gia hạn học tập thêm 12 tháng.
- Quyết định số 433/QĐ-SĐH ngày 10/2/2011 của Đại học Quốc gia Hà Nội: Tạm ngừng học tập trong thời hạn 2 năm.
- Quyết định số 6292/QĐ-ĐHKHTN ngày 31/12/2014 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên: trả về cơ quan công tác.
7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu tính đa dạng và hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Ba bét (Mallotus Lour.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam”
8. Chuyên ngành: Thực vật học
9. Mã số: 62 42 20 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: GS.TS. Lã Đình Mỡi
Hướng dẫn phụ: GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đây là công trình khoa học đầy đủ và có hệ thống về phân loại chi Ba bét (Mallotus Lour.) ở Việt Nam, các taxon thuộc chi Ba bét được sắp xếp theo hệ thống phân loại hợp lý.
- Chi Ba bét ở Việt Nam bao gồm 6 nhánh, 33 loài, 4 thứ đã được bổ sung, sửa chữa, chỉnh lý về mặt danh pháp, trích dẫn tài liệu, xây dựng khóa định loại, mô tả các đặc điểm hình thái, đặc điểm về sinh học và sinh thái, phân bố, giá trị tài nguyên. Trong đó công trình đã phát hiện 01 loài mới cho khoa học, bổ sung cho 01 loài và 01 thứ cho hệ thực vật Việt Nam.
- Bước đầu sàng lọc, thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết từ một số loài trong chi Ba bét (Mallotus Lour.) ở Việt Nam.
- Đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 2 chất mới (Anisoposide A và Anisoposide B) từ loài M. plicatus và 5 hợp chất đã biết lần đầu tiên phân lập được từ loài M. plicatus và M. japonicus.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Kết quả của đề tài góp phần làm cơ sở khoa học cho việc định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về hoá học, nhằm khai thác, phát triển, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn hoạt chất sinh học từ các loài trong chi Ba bét (Mallotus).
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu sàng lọc, thử hoạt tính sinh học của các loài còn lại trong chi Ba bét (Mallotus Lour.) ở Việt Nam.
- Nghiên cứu sâu hơn về động thái sinh tổng hợp và tích luỹ của các chất có hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Ba bét (Mallotus) góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc khai thác và sử dụng có hiệu quả.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Nguyen Thi Kim Thanh, Nguyen Nghia Thin (2008), “Mallotus cordatifolius and Mallotus apelta var. kwangsiensis, new records of Euphorbiaceae for Vietnam”, VNU Journal of Science, National Science and Technology, 24 (2S), pp. 293-397.
[2] Lã Đình Mỡi, Châu Văn Minh, Đái Duy Ban, Phạm Hoàng Ngọc, Phan Văn Kiệm, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, Lê Mai Hương, Ninh Khắc Bản, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh (2009), “Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam - nguồn nguyên liệu chứa hoạt chất sinh học phong phú và đầy tiềm năng”, Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ ba, NXB Nông nghiệp, tr. 1017-1022.
[3] Chau Van Minh, Nguyen Thị Kim Thanh, Tran Hong Quang, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Nghia Thin, Nguyen Hoai Nam, Yvan Vander Heyden, Joelle Quetinleclercq and Phan Van Kiem (2009), “Two new megastigmane sulphonoglucosides from Mallotus anisopodus”, Natural Product Communications, 4 (7), pp. 889-892.
[4] Nguyen Thị Kim Thanh, Đinh Thị Lựu, Lã Đình Mỡi (2010), “Phân loại các loài trong nhánh Mallotus (Müll. Arg.) thuộc chi Mallotus Lour., họ Thầu dầu - Euphorbiaceae ở Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, 32(1), tr. 36-40.
[5] Nguyen Thi Kim Thanh, Nguyen Nghia Thin, Nguyen Thi Van Anh (2010), “Mallotus leptostachyus Hook. f., a new record of Euphorbiaceae for Vietnam”, VNU Journal of Science, Natural Sciences and Technology, 26 (4S), pp. 639-641.
[6] N T Van Hong, Céline Rivière, Quang T Hong, Gabrielle Chataigné, Nam N Hoai, Bieke Dejaegher, Christophe Tistaert, Thanh N T Kim, P Van Kiem, Yvan Vander Heyden, Minh C Van, Joëlle Quetin-Leclercq (2011), “Identification by LC-ESI-MS of flavonoids responsible for the antioxidant properties of Mallotus species from Vietnam”, Natural product communications, 6 (6), pp. 813-818.
[7] Phan Thi Thanh Huong, Chau Ngoc Diep, Le Duc Dat, Vu Anh Tu, Ninh Thi Ngoc, Nguyen Phuong Thao, Nguyen Hoai Nam, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Thi Kim Thanh, Nguyen Nghia Thin, Phan Van Kiem & Chau Van Minh (2012), “Chemical constituents of Mallotus japonicas”, Vietnam Journal of Chemistry, 50 (4A), pp. 183-186.
[8] T. K. T. Nguyen, N. T. Nguyen (2014), “A new species of Mallotus (Euphorbiaceae) from Vietnam”, The Gardens’ Bulletin Singapore, 66 (1), pp. 61-65.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh. |